Những con giun được cho sống ẩn mình trong lớp trầm tích đại dương. Thậm chí, chúng còn để lại những dấu ấn của riêng mình với những dấu tích là các “đường hầm” nhỏ xíu.
Nghiên cứu của các nhà khoa học đã làm sáng tỏ hệ sinh thái đại dương của khu vực trong kỷ Cambri (543 triệu đến 490 triệu năm trước), cho thấy những môi trường này có thể chứa nhiều oxy và nhiều sự sống hơn.
Các đường hầm mà những con giun để lại trong đá bị phong hóa không thể nhìn thấy bằng mắt thường và được phát hiện hoàn toàn tình cờ, tác giả nghiên cứu chính Brian Pratt, giáo sư khoa học địa chất thuộc Đại học Saskatchewan ở Canada cho biết.
Pratt và đồng tác giả Julien Kimmig, người quản lý bộ sưu tập cổ sinh vật không xương sống của Viện Đa dạng sinh học và Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên tại Đại học Kansas, đã tìm thấy các đường hầm trong khi hợp tác trong một nghiên cứu khác năm 2018.
Pratt và Kimmig trong đang chuẩn bị các mẫu cho nghiên cứu năm 2018, cưa và mài đá, khi họ phát hiện ra thứ gì đó mà họ chưa từng thấy trước đây.
Các hình dạng đường hầm được bảo tồn được xác định rõ ràng và không bị sụp đổ, cho thấy lớp trầm tích xung quanh chúng là vững chắc và không "xáo trộn", các tác giả nghiên cứu viết.
Theo chiều rộng, các đường hầm đo được có kích thước từ 0,5 đến 15 mm, được tạo ra bởi những con giun có chiều dài khoảng một mm đến cỡ ngón tay, theo nghiên cứu. Hầu hết các hang đều nhỏ xíu, được đào bởi những con giun quét qua trầm tích đại dương để tìm chất hữu cơ ăn.
Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu còn tìm thấy các xác giun được bảo quản, không phải là những con giun đào hầm, nhưng có chứa các mảnh mô cơ thể có khả năng thuộc về những con giun khác.