Theo chứng kiến của P.V vào sáng 23/10, tại bến đò rú Nguộc thuộc địa phận xã Ngọc Sơn xuất hiện khoảng 10 bao tải là lợn chết xuống tại mương thoát nước từ rú Nguộc xuống sông Lam, gây mùi hôi thối mỗi khi đi qua đoạn đường này.
Ông Ngũ Văn Nghĩa là người thường xuyên chèo đò qua bến đò này bức xúc cho biết, hơn 1 tháng nay một số người dân tự ý đem các bì lợn chết đổ xuống mương thoát nước cạnh bến đò và vứt một số bì tải lợn chết ngay bên lề đường lên xuống của bến đò này gây ô nhiễm môi trường kinh khủng. Khu vực người dân vứt lợn nằm sát mép sông Lam. Ảnh: Văn Lý Chiều 23/10, cơ quan chức năng có mặt, tiến hành mang số lợn vứt tại đây đi tiêu hủy. Ảnh: Văn Lý
Khu vực người dân vứt lợn chết là một cái cống nước lớn từ núi Nguộc đổ thẳng ra sông Lam. Việc làm này sẽ khiến nước sông Lam đoạn qua đây bị ô nhiễm. Nghiêm trọng hơn là dịch tả lợn châu Phi sẽ càng lây lan rộng hơn.
Trước đó, ngày 22/10, người dân phát hiện xác 1 con lợn trọng lượng khoảng 30 kg trên đường giao thông nội đồng xóm Thịnh Đại, xã Thanh Khê (Thanh Chương). Ngay sau khi nhận được tin báo từ người dân, chính quyền xã đã tiêu hủy theo quy định, đồng thời phun tiêu độc, khử trùng tại các điểm trên. Vào ngày 20/10, người dân xã Thanh Khê (Thanh Chương) cũng phát hiện tại hố rác của xã có 1 bao tải đựng 11 con lợn con đang phân hủy.
Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện trên địa bàn xã Thanh Khê từ ngày 23/9, tính đến nay đã tiêu hủy trên 5,5 tấn lợn với gần 140 con, ở 5 xóm, 13 hộ.
Sáng 23/10, lực lượng chức năng vừa tiêu hủy 55 con lợn rừng với trọng lượng trên 1,1 tấn của hộ anh Hoàng Đình Khởi ở xóm Yên Lạc.
“Tổng đàn lợn ở xã Thanh Khê không lớn, 100% chăn nuôi nông hộ với quy mô nhỏ lẻ, nguồn nước, nguồn thức ăn tận dụng nên khi có dịch thì bùng phát khá nhanh. Hiện dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn diễn biến phức tạp, hầu như ngày nào cũng có lợn tiêu hủy”, chị Nguyễn Thị Thắm - cán bộ Thú y xã Thanh Khê cho biết.
Do dịch kéo dài nên hiện tại nhiều nơi đã xuất hiện tâm lý chủ quan với dịch khiến công tác phòng dịch có phần bị lơ là. Thứ hai, ý thức người dân về công tác phòng, chống dịch bệnh còn kém, vẫn còn hiện tượng bán chạy lợn, giấu dịch và vứt xác lợn bừa bãi ra môi trường. Cá biệt, có nhiều hộ lại chuyển đàn từ địa phương có dịch sang địa phương chưa có dịch nhờ “nuôi hộ”, do đó, nguy cơ phát tán, lây lan dịch bệnh rất nhanh.
Được biết, trên địa bàn huyện Thanh Chương hiện đã có 26 xã, thị trấn có dịch tả lợn châu Phi.
Nghệ An: Dân vứt xác lợn chết bừa bãi, ngang nhiên bán thịt lợn trong vùng dịch
(Baonghean.vn) - Vận chuyển lợn ra vào vùng dịch, vứt xác lợn chết bừa bãi, bán thịt lợn tràn lan tại các điểm dịch... là những việc làm thiếu ý thức của người dân, khiến dịch tả lợn châu Phi lây lan nhanh chóng trên địa bàn tỉnh Nghệ An.