Chủng giang mai mới được phát hiện là đột biến của loại vi khuẩn đã tấn công châu Âu vào thế kỷ 18 và có khả năng kháng kháng sinh.

Theo News, chủng giang mai mới mang tên SS14-Ω. Trên tờ Nature Microbiology, các nhà khoa học từ Đại học Zurich (Thuỵ Sĩ) đã phân tích ADN của SS14-Ω và phát hiện nó có khả năng chống lại kháng sinh azithromycin do quá trình đột biến lâu dài. Các bằng chứng cho thấy SS14-Ω phát triển từ loại vi khuẩn đã tấn công châu Âu vào những năm 1700.

Tuy vậy, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm Sanjaya Senanayake của Đại học Australia nhận định cộng đồng không nên quá sợ hãi chủng giang mai mới. "Kháng sinh hàng đầu để điều trị giang mai vẫn là penicillin", ông nói. "Tình trạng kháng penicillin vẫn chưa xuất hiện nên chúng ta không cần quá lo lắng".

images1767324_7863ea677ef4967757a9b3defb6707_6769_5256_1481163133.jpgXoắn khuẩn gây giang mai. Ảnh: News.

Không rõ nguồn gốc chính xác, giang mai xuất hiện trong các tài liệu ghi chép từ năm 1495. Căn bệnh nhanh chóng lây lan khắp châu Âu, gây ra đại dịch toàn cầu. Ước tính khoảng 10 triệu người trên thế giới bị giang mai mỗi năm và tỷ lệ này đang có xu hướng tăng lên.

Các triệu chứng của giang mai thường khó phát hiện nên bệnh nhân thường bỏ qua. Nếu không chữa trị, giang mai dễ gây biến chứng cho tim, động mạch chủ, não, mắt, xương, thậm chí dẫn đến tử vong. Tốt nhất, để đảm bảo sức khỏe, mỗi cá nhân cần thận trọng và những ai đang có hoạt động tình dục nên đi khám định kỳ.


Theo VNE

TIN LIÊN QUAN