Chất capsaicin (C9H14O2) dồi dào trong ớt có tác dụng ngăn ngừa ung thư dạ dày và ung thư tiền liệt tuyến.
 
images1180033_4.jpg
 
Ớt là một trong những gia vị phổ biến nhất trên thế giới, là một phần trong ẩm thực của loài người ít nhất là 7500 năm trước Công nguyên và có lẽ sớm hơn.
 
Các nhà khoa học ngày nay phát hiện ra rất nhiều công dụng của những trái ớt đỏ mọng và loại gia vị này càng cay thì chống bệnh càng tốt. Chất capsaicin (C9H14O2) dồi dào trong ớt có tác dụng ngăn ngừa ung thư dạ dày và ung thư tiền liệt tuyến. 
 
 
Theo y học cổ truyền, ớt có vị cay, nóng. Tác dụng khoan trung, tán hàn, kiện tỳ, tiêu thực, chỉ thống (giảm đau), kháng nham (chữa ung thư...) 
 
Nhân dân thường dùng để chữa đau bụng do lạnh, tiêu hóa kém, đau khớp, dùng ngoài chữa rắn rết cắn... Ngoài dùng làm thuốc, nhân dân ta còn thường dùng lá ớt nấu canh ăn
 
Một điều lý thú mà y học hiện đại nghiên cứu là capsaicin (chất tạo ra vị cay của ớt) có tác dụng kích thích não bộ sản xuất ra chất endorphin, một chất morphin nội sinh, có đặc tính như những thuốc giảm đau, đặc biệt có ích cho những bệnh nhân bị viêm khớp mạn tính và các bệnh ung thư.
 
Lợi ích với người tiểu đường
 
Một công trình nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Trường ĐH Tasmania, Úc vào năm 2011 chỉ ra: Thường xuyên ăn ớt có thể giúp cơ thể kiểm soát được nồng độ insulin trong máu, điều này sẽ mang lại lợi ích cho người tiểu đường. Trong chế độ ăn của những người có thêm ớt thì lượng đường trong máu giảm hơn 60% so với những người không ăn. Đâylà một thông tin bổ ích với những người bị tiểu đường.
 
Thuốc giảm đau hiệu quả
 
Chất capsaicin trong ớt còn có tác dụng giảm đau và có liên quan đến thuốc gây tê. Theo các nhà nghiên cứu của ĐH Harvard (Mỹ), capsaicin có thể được sử dụng như cơ quan thụ cảm đau mà không tác động đến dây thần kinh. 
 
Đó là lý do tại sao nhiều hãng dược phẩm ngày nay dùng ớt chiết xuất lấy thành phần giảm đau để làm thuốc gây mê cho bệnh nhân phẫu thuật, mổ đẻ... Ngoài ra, người ta còn dùng capsaicin để làm kem thoa cho bệnh xương khớp mạn tính, co thắt cơ và đau lưng.
 
Giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể
 
Các nhà nghiên cứu Mỹ còn phát hiện thấy, ớt có tác dụng sát trùng, chống ôi thiu thực phẩm và chứa một số dưỡng chất nên giúp con người kháng bệnh tốt.
 
Giảm nguy cơ ung thư dạ dày, tiền liệt tuyến
 
Thành phần capsaicin trong ớt giúp chống lại bệnh ung thư dạ dày. Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ cho thấy, tỉ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày ở Mexico - nơi người dân ăn ớt rất nhiều - rất thấp.
 
Giúp giảm cân
 
Nhiều nghiên cứu đã kết luận rằng, thành phần cay của ớt đã giúp tạo khả năng sinh nhiệt của cơ thể và đốt cháy mỡ cũng như calo. Hơn nữa, nó còn giúp tăng cường trao đổi chất trong cơ thể, tạo cảm giác no, từ đó mà góp phần giảm cân hiệu quả. 
 
Khi cơ thể hấp thu chất cay từ ớt, não sẽ tăng cường hoạt động, thúc đẩy sự chuyển tải của hệ thần kinh, làm cho thận tiết ra các dịch thể. Khi thận tiết ra các dịch thể sẽ đốt cháy chất béo, vì vậy có tác dụng giảm béo.
 
Ai không nên ăn ớt?
 
Người mắc bệnh tim, bệnh não, bệnh huyết quản, người cao huyết áp.
 
Người có bệnh viêm loét dạ dày mạn tính, người bị bệnh viêm thực quản. Vị cay, đặc biệt là vị cay của ớt, có thể gây bỏng da nếu ở mức độ đậm đặc.Vì thế, vị cay chắc chắn sẽ có hại cho niêm mạc dạ dày, đặc biệt đối với những người bị loét dạ dày từ trước.
 
Sản phụ, người đang mang thai. Mẹ cho con bú nếu ăn quá cay sẽ ảnh hưởng đến trẻ qua sữa, mẹ bị bốc hỏa trong cơ thể còn con cũng nóng trong người, khó ngủ, hay quấy khóc.
 
Theo Sức khỏe và Đời sống