Tất cả các công ty bảo hiểm, hãng xe hay những bài báo đều hướng dẫn bạn không được khởi động lại động cơ và nên gọi xe cứu hộ khi xe ngập nước và có nguy cơ bị thủy kích. Tuy nhiên không phải lúc nào lời khuyên này cũng thực sự hữu ích.
Thử tưởng tượng khi bạn đang đi picnic với gia đình ở một hơi hẻo lánh, bạn đi công tác ở vùng sâu vùng xa hoặc một trận lở đất vùng núi cô lập bạn liên lạc với thế giới bên ngoài. Xui xẻo thay, xe bạn cũng gặp phải nước ngập và bị thủy kích, bên cạnh đó còn nhiều mối nguy hiểm đang rình rập nếu không khởi động được xe và đi tiếp.
Tình huống này thì bạn không thể trông chờ ai cứu hộ xe mình, các kỹ năng dưới đây sẽ giúp các tài xế thoát khỏi tình trạng bị thủy kích một cách an toàn.
Xe máy xăng
Nguyên tắc đầu tiên luôn cần nhớ sau khi nước làm xe tắt máy là bạn không được khởi động lại, dù chỉ 1 lần. Việc cố gắng đề lại máy sẽ làm piston bị cong và gãy tay biên, lúc đó xe sẽ rơi vào tình thế “vô phương cứu chữa”.
Trước khi xuống xe, bạn cần kiểm tra mức nước bên ngoài để chắc chắn nó không ngập qua mép cửa, tràn vào sàn nội thất, nếu mức nước quá cao, bạn có thể leo qua cửa sổ hoặc cửa sổ trời để ra ngoài. Bạn có thể bật công tắc để khởi động khóa điện cho cửa sổ, tuy nhiên trước đó cần tắt máy lạnh để quạt gió không hoạt động, vì nó có thể chém vào nước làm gãy cánh quạt.
Mở nắp ca-pô và tiến hành tháo 2 cực của bình ắc quy để tránh hiện tượng chập mạch khi nước xâm nhập vào trong xe. Lúc này, việc quan trọng bạn cần làm là hãy tháo tất cả bu-gi của xe, mặc dù các hãng có kiểu thiết kế động cơ khác nhau nhưng bu-gi luôn là chi tiết phải được thiết kế để thay thế dễ dàng.
Đối với 1 số xe, bạn cần tháo tấm nhựa che động cơ trước khi tiếp cận được bu-gi. Nên nhớ, lúc này động cơ rất nóng nên bạn cần trang bị găng tay để tránh bị phỏng.
Tiếp theo, bạn lắp lại cọc bình và tiến hành khởi động động cơ, do bu-gi đã được tháo rời nên tất nhiên động cơ không thể hoạt động nhưng các piston vẫn di chuyển, khi đó, nó sẽ đẩy nước ra khỏi xi lanh qua đường lắp bu-gi, bạn vặn chìa khóa vài lần để nước thoát hết ra ngoài. Cuối cùng, lắp lại bu-gi và khởi động động cơ.
Xe máy dầu
Xe máy dầu không sử dụng bu-gi để đánh lửa mà piston ép hỗn hợp dầu và không khí để gây cháy trong lòng xi lanh. Cụ thể, khi hoạt động, máy dầu tạo ra ma sát rất lớn, nếu trong nhớt có lẫn nước sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng hơn máy xăng. Vì vậy nếu xe máy dầu bị thủy kích, các bước xử lý gần giống như xe máy xăng, tuy nhiên nó cũng có phần "phiền" hơn khi cần có nhiều dầu động cơ để giải quyết tình huống
Đầu tiên bạn cần phải đẩy xe lên chỗ ráo nước, tiến hành tháo nắp đậy nhớt trong khoang máy để tạo lỗ thông hơi. Sau đó, mở ốc xả nhớt dưới gầm xe để nước theo nhớt trôi hết ra ngoài. Kế đến, châm nhớt vào lại động cơ và xả lần hai để rửa sạch phần nước còn sót.
Cũng tương tự như máy xăng, nhưng thay vì tháo bu-gi, bạn sẽ tháo toàn bộ các kim phun dầu (béc phun) trước khi đề máy, phần nước đọng lại trên đỉnh xi-lanh sẽ thoát ra ngoài qua lỗ kim phun. Cuối cùng, bạn chỉ cần đổ đầy nhớt mới, lắp kim phun và khởi động lại động cơ là có thể tiếp tục “vi vu” trên đường.
Lưu ý
Đối với xe máy xăng, nếu bạn khởi động được động cơ thì phải di chuyển đến gara gần nhất để thay toàn bộ dầu máy, vì khi nước lọt vào được xi-lanh, chắc chắn trong dầu cũng sẽ lẫn nước. Lúc này, dầu sẽ mất độ bôi trơn và làm tăng ma sát trong động cơ.
Bên cạnh đó, sau hành trình, bạn cần mang xe đến hãng để kiểm tra lại toàn bộ phần máy và hệ thống điện để đảm bảo việc ẩm ướt từ ngập nước sẽ không gây ra các hỏng hóc về sau.
Theo VNN