Đúng là bà con bản mình chưa hiểu. Bản nằm giữa vùng rừng núi, cây cối bao quanh trong đó có rất nhiều loài cây thuốc Nam mà người dân vẫn hay hái về đun uống. Ví dụ như những cây: máu chó, đỗ trọng, bon bo, mú từn, khúc khắc… Chúng đều là những thứ thảo dược được dân bản coi là “thuốc khỏe”, lại sẵn có, lúc nào cần dùng chỉ vào rừng một lúc là tìm thấy.

bna_nuoi_de_hang_hoa_o_nghia_dan_anh_tu_lieu_dinh_thuy822048_1882020.jpgNuôi dê hàng hóa ở Nghĩa Đàn. Ảnh tư liệu: Đinh Thùy

Tất nhiên bầy lợn, dê thì không ăn mấy thứ thuốc nói trên. Chúng ăn thứ “thảo dược” khác dành riêng cho chúng. Đó là các loại lá: sung, ổi, xoài, mưng, dâu… Thực ra, mấy loại lá này con người vẫn dùng được. Tỉ như lá hay quả sung dùng đúng cách để tăng tuyến sữa cho phụ nữ nuôi con nhỏ; các loại là mưng, xoài, ổi dùng để chữa bệnh đau bụng, tiêu chảy… và các loại lá này cũng được bà con làm nguyên liệu chế nhiều món ăn. Và bầy dê, bò ăn các loại lá này rất tốt cho sức khỏe.

Nghe chuyện, nhiều người lại gào lên: Tưởng thảo dược như thế nào! Đúng là những loại lá cây ấy có rất nhiều, rất phổ biến trong bản làng. Nhưng phải nói thêm điều này để bà con rõ: Lâu nay có mấy ai lấy những thứ ấy cho dê, bò ăn. Bà con thường thả chúng để tự tìm lấy thức ăn. Mà như loài hươu hay dê, lá gì chúng cũng ăn, trong đó nhiều lúc chúng ngốn cả các cây cỏ có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của chúng. Vậy nên khi nuôi con gì phải hiểu được đặc tính của từng loài, lại nắm bắt được sự lợi hại của nguồn thức ăn. Nhờ điều này con vật mới lớn nhanh, sức đề kháng tốt, tăng đàn hiệu quả. Và hơn hết, muốn phát triển nghề chăn nuôi thành hàng hóa, bà con phải thay đổi thói quen chăm sóc chúng. Chưa nói việc phải tiêm phòng vắc -xin cho trâu, bò, lợn, gà, hàng ngày bà con nhớ cho chúng ăn thêm muối để đảm bảo đề kháng. Thế mới nói nuôi con gì cũng phải có “tí” kỹ thuật.