Nhiều năm nay, ở xã Tam Thái, huyện Dương Dương, người nông dân ngoài trồng lúa nước, sắn, tre mét thì ngô vụ đông cũng là một loại cây trồng đem lại thu nhập khá cho người dân. Ảnh: NK

Năm 2022, cả xã Tam Thái có tổng diện tích gieo trồng hơn 522 ha, trong đó cây ngô chiếm 82 ha, tăng 60,8% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, hiện nay cây ngô ở Tam Thái đang bị sâu cuốn lá, sâu đục thân gây hại khiến nhiều ruộng ngô bắt đầu có dấu hiệu lá và thân bị sâu gặm. Ảnh: NK

“Việc bắt sâu bằng tay tuy mất thời gian nhưng đảm bảo diệt tận gốc, và giảm thiểu được việc sử dụng thuốc trừ sâu, đảm bảo an toàn cho sức khoẻ, cho môi trường” - Trưởng bản Lủng Lộc Văn Tuyến cho biết. Ảnh: NK

Để diệt sâu, người dân phải tách lớp chồi non để bắt vì sâu ẩn nấp trong các lớp lá phía đầu ngọn cây ngô. Ngoài ngô hại sâu, ở Tam Thái, trên một số loại cây trồng khác cũng xuất hiện một số sâu bệnh, tác nhân gây hại cho cây lúa như: ốc bươu vàng, rầy nâu, bệnh đạo ôn lá, sâu đục thân, châu chấu. Ảnh: NK

Chỉ mới đầu giờ sáng, khi đã tan sương, người dân đã bắt được nhiều sâu từ thân cây ngô. Ảnh: NK

Bà Ngân Thị Cư ở bản Lủng xã Tam Thái cho biết gia đình bà mỗi năm thu hoạch 8 - 10 tấn ngô vụ đông. Năm nay cây ngô bị sâu hại nên hàng ngày bà ra đồng bắt sâu. Mỗi ngày bắt được khoảng 1kg sâu. Ảnh: NK

Nông dân xã Tam Thái bắt sâu hại cây ngô. Clip: NK

Số sâu bà con bắt được sau khi rửa sạch thì được tận dụng làm thức ăn cho gà, vịt. Ảnh: NK