(Baonghean.vn) – Cữ tháng 4, 5 hàng năm, người dân xứ Nghệ lại rộn ràng vào vụ thu hoạch và chế biến thuốc lào.
Cây thuốc lào được trồng từ tháng 9 nhưng đến tháng 4 năm sau mới thu hoạch và chủ yếu dùng lá. Tại huyện Diễn Châu, thuốc lào được trồng ở các xã Diễn Hạnh, Diễn Xuân, Diễn Nguyên…Trong đó Diễn Hạnh là địa phương trồng với diện tích lớn nhất, gần 3ha. Thời điểm thu hoạch là cây to, có những lá ngả màu vàng. Bằng cảm quan và kinh nghiệm, người trồng sẽ xác định được đúng thời điểm lá thuốc "chín" già. Nếu hái sớm, lá thuốc còn xanh sẽ khiến thuốc có màu không sáng đẹp, chất lượng kém. Ảnh: Quang An Thuốc lào được chế biến thủ công. Sau khi hái xuống, lá được đem ủ cho hơi se lại rồi cuộn thành những cây thuốc dài khoảng 3 - 5 m, đường kính 20 - 25cm, sau đó đưa vào máy xắt. Ảnh: Quang An Lưỡi dao sắc ngọt chính là vật dụng để xắt thuốc lào. Công đoạn này khá vất vả vì đòi hỏi người làm nghề phải có kinh nghiệm để sợi thuốc càng nhỏ càng tốt. Ảnh: Quang An Thuốc lào sau khi được cắt nhỏ dùng đũa chuyên dụng trên các nong phơi. Đũa làm thuốc lào gồm 6 thanh, có công dụng giúp lá thuốc lào được rải đều. Ảnh: Quang An Sau khi rải đều trên các nong phơi, thuốc lào được người dân nhanh chóng đưa lên xe chở đến địa điểm phơi để tránh bị xỉn màu. Theo người dân Diễn Châu, một sào cây thuốc lào rải được khoảng hơn 200 nong phơi. Ảnh: Quang An Những nong phơi thuốc lào đẹp mắt. Ảnh Quang An Bà Tâm, một hộ dân làm thuốc lào ở xã Diễn Hạnh (Diễn Châu) chia sẻ kinh nghiệm: “Khi phơi cần phải theo dõi thời tiết, nếu trời mưa hoặc mát mẻ, không có nắng sẽ ảnh hưởng đến thời gian ngả màu và chất lượng của thuốc lào. Ảnh: Quang An Sợi thuốc lào thành phẩm có màu nâu đậm, thơm, người dân sẽ gói lại thành từng bánh. Mỗi nong phơi khô có thể gói được từ 26 – 30 bánh thuốc lào. Sau đó đóng gói bằng ni lông để chống ẩm và xuất đi các địa phương. Ảnh: Quang An Theo người dân xã Diễn Hạnh (Diễn Châu), thời điểm thuốc lào cao giá có thể cho thu hoạch hơn 10 triệu đồng/sào. Hiện mỗi bánh thuốc lào có giá 2.000 đồng, thời điểm cao giá có thể lên đến 5.000 đồng/bánh. Ảnh: Quang An Ngày nay, thuốc lào vẫn được nhiều người dân sử dụng. Ảnh: Quang An Ngoài thu hoạch lá, người dân còn chăm cây để cho ra hoa lấy hạt, phục vụ mùa sau. Đây là cách duy trì giống truyền thống của các địa phương. Hiện nay, thuốc lào ở Diễn Châu được các thương lái từ huyện Đô Lương, Tân Kỳ, Thanh Chương và các huyện miền Tây tìm về thu mua. Thuốc lào trong dân gian còn được sử dụng như một vị thuốc để cầm máu, chữa rắn cắn, chữa vết thương, chữa sâu quảng, bỏng... Ảnh: Quang An Quang An