(Baonghean.vn) - Từ trung tâm xã Mỹ Lý (Kỳ Sơn) ngược dòng Nậm Nơn vào bản Cha Nga khoảng hơn 2 giờ đồng hồ. Phía dưới bản Cha Nga, bên kia sông Nậm Nơn là đất Lào nơi sinh sống của 1 bản dân cư dân tộc Thái, ấy là bản Xốp Cắng (thuộc cụm xã Loòng Cắng, huyện Mường Quắn, tỉnh Hủa Phăn). Mặc dù cùng sống trong cùng một không gian bên dòng Nậm Nơn nhưng người Thái ở Xốp Cắng có những nét văn hóa khác với người Thái ở Mỹ Lý. Điều khá lý thú là cả 2 bản biên giới đều nghe chung tiếng gà gáy và tiếng trống hội làng.

images1564731_b_n_l_o_1.jpgBản Xốp Cắng có 39 hộ dân với 250 nhân khẩu, bản này nằm phía Tây dòng Nậm Nơn. Dòng sông chính là ranh giới phân chia 2 bản dân cư của 2 quốc gia. Với nước bạn Lào, đơn vị hành chính không có cấp xã.
Cuộc sống người dân Xốp Cắng cũng chủ yếu dựa vào nương rẫy và đánh cá trên sông Nậm Nơn. Theo ông Xốm My Xay - Trưởng bản, mặc dù biên giới được phân chia dọc sông, nửa bên này là của Lào, nửa bên kia của Việt, nhưng từ khi Xốp Cắng và Cha Nga kết nghĩa với nhau thì mọi người xem nhau như "người một nhà", thường xuyên qua lại, giao lưu làm ăn.
Người dân Xốp Cắng cũng chủ yếu chăn nuôi tự cung tự cấp.
Phụ nữ Lào tự dệt thổ cẩm phục vụ cuộc sống.
Để có nguồn sợi dệt, người dân còn tự nuôi tằm lấy tơ.
Cũng là nhà sàn như người Thái Việt Nam, nhưng căn nhà của người Lào ở Xốp Cắng có 2 cầu thang và cột nhà là cột vuông.
Cho dù bản Xốp Cắng nằm ở vùng sâu vùng xa nhưng mỗi ngôi nhà đều được gắn biển số nhà
Điều dễ nhận biết nhất nhà của trưởng bản là có 1 chiếc trống treo trước cửa để tập trung dân làng mỗi khi cần.
Hầu hết các ngôi nhà đều được người dân tự trang trí bằng 1 đầu trâu ngay trên hiên.
Phụ nữ Xốp Cắng thường nấu bữa chiều ngoài trời.
Trẻ em Xốp Cắng.
Người mẹ Xốp Cắng địu con.
Em bé Xốp Cắng ăn món xôi với cá suối mẹ mới làm.
Người dân 2 nước vẫn thường xuyên sang thăm nhau như những anh em thân thiết
Từ khi kết nghĩa với bản Cha Nga (Mỹ Lý), người dân 2 nước tăng cường qua lại giao lưu với nhau vì thế tình nghĩa Việt - Lào càng thêm bền chặt. Trong ảnh là thiếu nữ Việt (ở sau) và Lào.

Đào Thọ - Lữ Phú