Năm 1963,  ca ngộ độc rượu nghiêm trọng đầu tiên được ghi nhận tại Tây Ban Nha với 51 người chết, 9 người bị mù. Đó là con số chính thức mà cơ quan chức năng đưa ra. Theo báo chí Tây Ban Nha, số nạn nhân có thể lên tới hàng ngàn người, chủ yếu ở Galicai và đảo Canary.

1115764807_1532018.jpgẢnh minh họa
Tháng 12/1963, có 31 người vô gia cư ở Philadelphia, Mỹ chết sau khi uống rượu chứa methanol mua ở một cửa hàng địa phương.

Từ năm 1976 đến nay, Ấn Độ có hơn 1.000 người chết vì rượu có chứa methanol. Trong đó năm 1987 có số người chết vì rượu cao nhất với 200 người.

Hầu như năm nào ở Ấn Độ cũng có người chết vì rượu. Rượu chứa methanol là rượu bất hợp pháp, nhưng giá rẻ nên người mua đa số là công nhân nghèo, người thu nhập thấp. Với các gia đình có người tử vong vì rượu độc, chính phủ Ấn Độ hỗ trợ mỗi hộ 200.000 rupee (tương đương 4.000 USD).

Rượu được xác định có liên quan đến gần 200 loại bệnh.

Năm 1986 tại Ý - nước sản xuất  rượu vang nổi tiếng thế giới đã xảy ra vụ ngộ độc vì uống rượu vang làm hơn 90 người phải nhập viện, 23 người chết, nhiều người bị ảnh hưởng bởi độc tố (dẫn tới mù mắt, tổn hại hệ thần kinh…), ngành công nghiệp rượu vang của Ý rơi vào cảnh lao đao.

Chính phủ Ý ngay lập tức ngừng bán và thu hồi các chai rượu có chứa methanol. Giới chức Ý đã làm mọi cách để lấy lại uy tín của ngành sản xuất rượu vang của nước này như tăng cường lực lượng cảnh sát giám sát các cơ sở sản xuất rượu vang, bảo đảm với các nước nhập khẩu rượu Ý rằng họ không cho phép xuất khẩu rượu vang có chứa methanol…

Năm 2000 ở El Salvador có 122 người chết do ngộ độc rượu

Năm 2001 ở Estonia có 68 người chết, 43 người bị tật nguyền do uống rượu.

Một bệnh nhân đang điều trị do ngộ độc rượu tại Bệnh viện Bạch Mai.
Năm 2012, các vụ ngộ độc rượu nghiêm trọng cũng đã xảy ra tại Campuchia khiến 49 người chết; Cộng hòa Séc với 38 người Séc và 4 người Ba Lan.

Từ 18/12 đến 23/12/2016 có 117 người dân ở Irkutsk, Siberia của Nga bị ngộ độc methanol, trong đó 71 người tử vong. Hai người liên quan sản xuất rượu từ methanol đã bị bắt giữ.

Đây là vụ ngộ độc rượu nghiêm trọng nhất ở Nga. Tổng thống Nga Putin phải triệu tập cuộc họp khẩn cấp và đề nghị đưa ra những quy định nghiêm ngặt về việc sản xuất đồ uống có cồn, như phải ghi rõ thành phần hóa chất. Ông đề nghị các nhà làm luật nhanh chóng xúc tiến để luật mới có hiệu lực trước tháng 7/2017.

Các nước trên thế giới quản lý rượu, bia như thế nào?

Tại Nga, Mỹ và một số nước châu Âu, các mặt hàng đồ uống có cồn không được tự do kinh doanh mà phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về giấy phép, thời gian, địa điểm và cả độ tuổi khách hàng.
Tại Nga, theo quy định tại nước này, từng chai rượu ở các cửa hàng được kết nối  mã vạch với hệ thống máy tính trung tâm, cho phép giám sát từ khâu sản xuất cho đến bán hàng. Điều đó ngăn chặn triệt để tình trạng trà trộn bán rượu lậu cũng như lượng tiêu thụ bia, rượu tại các cửa hàng.
Tại Mỹ, để mua được rượu, người mua phải trình cho người bán hàng thẻ ID của mình, tức một loại thẻ giống như Giấy chứng minh nhân dân ở Việt Nam, để xem người mua có đủ điều kiện để sử dụng loại rượu này hay không. Đây là một quy định bắt buộc đối với tất cả các cửa hàng bán rượu ở đây. Bởi nếu vi phạm, người chủ cửa hàng có thể sẽ bị tước giấy phép bán rượu, một loại giấy phép rất khó để có thể có được.
Tại một số nước châu Âu, người dưới 21 tuổi  không được phép mua bất cứ đồ uống có cồn nào. Các cửa hàng, quán bar đều kiểm tra giấy tờ tùy thân để đảm bảo khách hàng đủ tuổi uống bia, rượu. Nếu không tuân thủ, cửa hàng bán rượu sẽ bị phạt tiền từ 500 Euro - 4.000 Euro.
Một số quốc gia khác có quy định thời gian bán bia, rượu, đa số từ 20h đến 06h hoặc 8h sáng hôm sau. Cụ thể, tại Singapore nếu người uống rượu vi phạm sẽ bị phạt tiền lên tới 1.000 đô la Singapore, trường hợp tái phạm sẽ bị phạt 2.000 đô la Singapore và bị tạm giam 3 tháng. Còn các cửa hàng vi phạm bán rượu ngoài giờ quy định sẽ bị phạt tiền lên đến 10.000 đô la Singapore.