Trong mọi trường hợp, để bánh mì vào tủ lạnh đều là sai lầm. Những lát bánh mì (hoặc bánh mì nướng các loại) sẽ hút không khí lạnh trong tủ, hoặc sẽ bị ỉu và thay đổi mùi vị, hoặc sẽ bị khô, cứng lại.
Cách tốt nhất để bảo quản bánh mì là để trong một chiếc túi có lỗ thoát khí ở không gian phòng bình thường sẽ được lâu hơn bảo quản tủ lạnh. Nhưng nếu để lâu hơn thời gian cho phép thì bánh mì cũng mất đi cảm giác mềm xốp vốn có.
Cà phê
Bạn đừng bao giờ để cà phê trong tủ lạnh bởi nó có thể lấy đi hương vị của những loại thực phẩm khác, đồng thời cũng mất đi mùi vị đặc trưng. Bạn nên bảo quản cà phê ở nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp.
Quả mọng đặt trong tủ lạnh có thể khiến chúng hỏng nhanh hơn do hơi nước. Tốt hơn hết nên đặt quả mọng trong một cái bát hoặc rổ và trên kệ bếp.
Mật ong
Mật ong là loại thực phẩm duy nhất không bị hỏng và không cần phải lưu trữ trong tủ lạnh.
Các loại tương cà
Các loại tương cà (ketchup) và mù tạt có thể để ở nhiệt độ phòng trong khoảng một tháng bởi chúng có chứa axit ngăn vi khuẩn phát triển.
Gạo
Gạo có thể đựng trong hộp hoặc túi nilon đến hàng năm. Nếu đựng trong hộp kín, gạo lứt có thể sử dụng trong 1 đến 2 năm.
Đậu
Đậu không cần lưu trữ trong tủ lạnh. Trên thực tế, độ ẩm trong tủ lạnh có thể khiến đậu mọc mầm.
Hạt tiêu cũng không cần cho vào tủ lạnh. Chúng sẽ có vị ngon hơn khi để trong một cái giỏ mở đặt ở kệ.
Cam và các loại trái cây có múi khác
Có thể để ngay trên kệ bếp, chúng sẽ không hỏng quá nhanh. Nếu gọt vỏ rồi và ăn không hết, bạn nên lấy vỏ bọc lại và để trong túi kín. Không cần sử dụng tủ lạnh để bảo quản, nhiệt độ lạnh có thể làm cho trái cây kém ngon và giảm dinh dưỡng.
Bơ
Bảo quản bơ là một nhiệm vụ khó khăn. Nếu trái cây chín, bạn có thể giữ trong tủ lạnh vì nhiệt độ thấp sẽ cứu nó khỏi bị hỏng. Nhưng nếu trái chưa chín hoàn toàn, bạn không nên cho vào tủ lạnh vì cái lạnh sẽ làm chậm quá trình chín, thậm chí khiến bơ không chín được.
Có thể cất vào tủ lạnh, nhưng chỉ tươi một hai ngày. Thực tế, nhiệt độ thấp sẽ khiến dưa chuột hỏng rất nhanh. Để giữ cho dưa chuột tươi lâu, bạn nên giữ nó bên ngoài tủ lạnh, ở nơi tối và mát.
Cà tím
Loại quả này không thể chịu được nhiệt độ thấp. Trong tủ lạnh, cà tím mềm và mất chất rất nhanh. Tốt nhất, nên để cà tím ở nhiệt độ phòng (25 độ C), tránh ánh nắng trực tiếp.
Cà chua
Tủ lạnh khiến cà chua mất đi hương vị tự nhiên, ăn rất nhạt do không khí lạnh làm chậm quá trình chín tự nhiên của cà chua và phá hủy các màng mỏng bên trong cà chua. Muốn cà chua ngon, nên cất chúng trong một giỏ hoặc hộp thông gió và để ở nhiệt độ phòng.
Khoai tây
Khi nhiệt độ ở dưới 7 độ C, tinh bột trong khoai tây bắt đầu bị phá vỡ, chuyển thành đường. Như vậy, hương vị của thực phẩm này sẽ không còn ngon và bổ dưỡng như trước. Khi lấy khoai tây từ tủ lạnh ra, chắc chắn bạn sẽ thấy khoai bị mềm nhũn và héo đi.
Nhiệt độ lạnh sẽ làm chậm quá trình chín của chuối. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ quá lạnh, nó có thể khiến chuối bị mềm nhũn và ăn có vị hơi cay khi chín. Do vậy, chuối xanh cần được giữ ở nhiệt độ phòng. Còn nếu chuối đã chín mà bạn không ăn kịp, bạn có thể bảo quản chúng trong ngăn lạnh. Khi đó vỏ chuối sẽ tiếp tục chuyển sang màu nâu, nhưng trái cây vẫn rất hoàn hảo.
Xúc xích
Xúc xích có thể tươi nguyên trong thời gian dài mà không cần đến tủ lạnh, thậm chí ngay cả khi đã mở gói.
Húng quế
Húng quế hút mùi tủ lạnh, vì vậy, tốt hơn hết hãy giữ húng quế tươi bằng cách đặt trong cốc hoặc bình nước và để trên kệ bếp, tương tự như cách đối xử với những bông hoa. Bạn có thể làm điều này với các loại rau thơm khác.
Hành tỏi
Hành, tỏi nên được lưu trữ ở những khu vực thoáng gió và khô. Ngoài ra, nên lưu ý để các loại gia vị tránh xa khoai tây. Loại quả thân củ này có thể khiến chúng thối nhanh hơn.