Thận là cơ quan nội tạng quan trọng. Dưới đây là những thói quen xấu, nguyên nhân chính khiến thận sinh bệnh, thậm chí nặng hơn phải lọc thận.

1. Ăn mặn

Khi ăn quá nhiều muối, cơ thể sẽ hấp thụ lượng muối dư thừa, dẫnđến huyết áp cao. Thói quen ăn mặn khiến tuần hoàn máu tăng đến cầu thận buộc thận phải làm việc nhiều dẫn đến suy thận. Đối với người mắc bệnh thận việc ăn nhiều muối sẽ khiến người bệnh suy sụp nhanh hơn, ngược lại, nếu ăn ít muối, chức năng thận được cải tạo tốt hơn.

resize_images1912371_muoi_jnnp_1495770977372.jpgĂn mặn là một trong những "thủ phạm" gây bệnh cho thận. (Ảnh minh họa)

2. Uống ít nước

Đây là một nguyên nhân chủ yếu gây sỏi thận. Khi bạn uống ít nước, hệ tiết niệu có ít cơ hội để hoạt động, nước tiểu mất nhiều thời gian để tích trữ cho một lần đào thải. Lúc ấy, nước tiểu dễ trở nên đậm đặc, tăng lượng chất đọng khiến sỏi dễ hình thành ở thận và đường tiết niệu.

3. Không ăn bữa sáng

Sau một đêm dài, cơ thể cần bổ sung năng lượng. Theo quy trình, túi mật bài tiết dịch mỗi buổi sáng, sẵn sàng cho việc tiêu hoá thức ăn. Việc không ăn sáng khiến mật không có gì để tiêu hoá, từ đó mật dần tích tụ trong túi mật. Trong một thời gian dài, việc này dễ hình thành nên sỏi mật.

4. Thường xuyên nhịn tiểu

Việc nhịn tiểu trong một thời gian dài khiến áp lực bên trong bàng quang tăng lên, dẫn đến vi khuẩn xâm nhập làm viêm bàng quang. Theo thời gian, bạn sẽ có nguy cơ mắc hiện tượng đái dầm tâm thần, viêm bàng quang, ung thư bàng quang.

5. Thường xuyên uống bia

Uống bia quá nhiều gây ứ đọng acid uric làm tắc nghẽn ống thận, khiến cơ thể nhanh chóng bị suy thận. Thận có chức năng lọc và thải chất độc ra khỏi dòng máu, đồ uống còn cồn làm suy giảm khả năng thực hiện chức năng này của thận. Đồng thời, uống nhiều bia rượu làm tăng huyết áp, một nguyên nhân phổ biến của bệnh thận.

Uống nhiều bia rượu làm tăng huyết áp, một nguyên nhân phổ biến của bệnh thận.

6. Ăn rau quả sai cách

Đối với những người bị rối loạn chức năng thận mãn tính, không phải loại rau quả nào cũng có thể ăn nhiều. Các loại trái cây và rau quả thường được coi là thực phẩm tự nhiên có chứa thành phần Kali, nguyên nhân phá hủy các chức năng thận. Các loại thực phẩm người bệnh thận cần tránh: chuối, dưa dấu, quýt, lựu, rau chân vịt, gừng, măng tre…

7. Uống nhiều nước ngọt

Những món đồ uốn này chứa khá nhiều axit với độ pH cao, làm thay đổi bên trong cơ thể sau khi uống. Thận là cơ quan chính của cơ thể có chức năng điều chỉnh độ pH. Việc uống nhiều nước ngọt trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ tổn thương thận.

8. Ăn quá nhiều thịt

Nếu bạn nặng 50kg, mỗi ngày bạn cần khoảng 40g protein. Do đó, không được ăn quá 300g thịt/ngày. Ăn quá nhiều thịt sẽ gây tổn thương lớn cho thận. Thức ăn giàu protit và chất béo khiến hàm lượng cholesterol trong dịch mật tăng cao, dễ tạo sỏi. Thêm nữa, ăn nhiều thịt, nội tạng sẽ tạo ra các chất chuyển hóa axit uric, có thể hình thành sỏi.

Ăn nhiều thịt, nội tạng sẽ tạo ra các chất chuyển hóa axit uric, có thể hình thành sỏi.

9. Ngồi lâu một chỗ

Khi nam giới ít vận động, phần dưới của cơ thể dễ bị béo phì, dẫn đến việc không đủ máu cung cấp cho phần trên của cơ thể. Làm cho nguồn cung cấp máu đến thận bị ảnh hưởng.

Ít vận động cũng ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi của cơ thể. Khi đó, lượng muối canxi sẽ tăng lên trong thành phần nước tiểu, từ đó dễ hình thành việc tạo sỏi thận hoặc sỏi đường tiết niệu. Bên cạnh đó, việc không vận động thường xuyên có thể gây tình trạng sa nội tạng, khiến ống mật bị chèn ép làm dịch mật bị tích tụ, hình thành sỏi mật.

10. Uống thuốc sai cách

Các loại thuốc chống viêm, thuốc kháng sinh đều có những tác hại nhất định đối với thận. Một số thuốc có thể gây tổn thương thận, đặc biệt khi dùng dài ngày, liều không thích hợp. Do đó, nếu không có chỉ định của bác sĩ, không nên uống thuốc tuỳ tiện.

11. Biến chứng bệnh tiểu đường

Tiểu đường ngày nay được xem là nguyên nhân hàng đầu gây suy thận ở các nước phát triển và đang có xu hướng tăng nhanh ở Việt Nam. Tiểu đường gây nhiều biến chứng lên các cơ quan khác như: tim mạch, mắt, thần kinh… Số người mắc bệnh tiểu đường ngày càng tăng, tỉ lệ biến chứng dẫn đến suy thận ngày càng cao.

12. Huyết áp cao

Huyết áp cao không được kiểm soát tốt sẽ gây ra đạm (đạm niệu), sau đó nặng hơn sẽ dẫn đến suy thận.

13. Bệnh lý nhiễm trùng

Một số bệnh lý nhiễm trùng có thể gây biến chứng thận và suy thận như: viêm cầu thận sau nhiễm khuẩn liên cầu, nhiễm khuẩn nặng do các vi khuẩn có độc lực cao có thể gây sốc nhiễm khuẩn và suy thận cấp.

14. Nguyên nhân khác

Chấn thương nặng, dập nát cơ có thể gây suy thuận cấp tính. Ong đốt, rắn cắn, ngộ độc mật cá trắm cỏ… là các nguyên nhân gây suy thận cấp.

Theo VTV