Năm 2009, một cần thủ vào chợ Bưởi (Tây Hồ, Hà Nội) mua tôm làm mồi câu, đã mua được mớ tôm hình… quái thú. Thủy quái tôm lai cua đã gây xôn xao bàn tán vì nó vừa giống tôm, lại vừa giống cua, lại có cái mũi như đầu châu chấu. Thực sự nó là một con tôm rồng Bắc Mỹ mà một công ty nước ngọt đã nuôi thử nghiệm ở Phú Thọ. Loại tôm này sống dưới nước, nhưng lại đào hang, bò lên bờ như cua.
Năm 2009, một cần thủ vào chợ Bưởi (Tây Hồ, Hà Nội) mua tôm làm mồi câu, đã mua được mớ tôm hình… quái thú. Thủy quái tôm lai cua đã gây xôn xao bàn tán vì nó vừa giống tôm, lại vừa giống cua, lại có cái mũi như đầu châu chấu. Thực sự nó là một con tôm rồng Bắc Mỹ mà một công ty nước ngọt đã nuôi thử nghiệm ở Phú Thọ. Loại tôm này sống dưới nước, nhưng lại đào hang, bò lên bờ như cua.
 
Năm 2012, anh Trần Văn Hạnh (trú tại khối 7, phường Hà Huy Tập, TP Vinh) câu được một con cá lạ có thân hình tròn, dài, phần đầu rất khác giống như đầu cá sấu, có răng sắc nhọn trong hồ cũng khiến mọi người xôn xao bàn tán. Thực chất chỉ là con cá hỏa tiễn, cá nước ngọt có nguồn gốc từ Bắc Mỹ.
Năm 2014, tàu đánh cá của anh Nguyễn Minh Vương (ở xóm Đại Bắc, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An), từng bắt được một con cá nặng hơn 500 kg, chiều dài 2,8m, bề rộng tính cả vây là 2,5m. Con cá có ngoại hình như "quái thú" này thực chất là một con cá mặt trăng quý hiếm.
Tháng 12/2014, ảnh một con vật kỳ lạ trông như kỳ đà lai cá sấu được bắt ở Bắc Giang cũng thu hút sự chú ý của nhiều người. “Quái vật” nặng hơn 18kg, được đồn đoán là một con kỳ đà khổng lồ, song cũng có ý kiến cho đó là rồng đất Komodo.
 
Năm 2015, một thanh niên ở Vĩnh Phúc bắt được con vật có hình thù kỳ quái gây xôn xao bàn tán trên mạng. Do không biết đó là con gì nên có người cho rằng nó là “quái thú” bởi nhìn bên ngoài, nó giống quái vật trong phim John Carter dù không có răng nanh.
Năm 2016, người dân Hà Nội từng được phen náo loạn vì xuất hiện cá chép không vẩy, hoặc chỉ có lốm đốm vài cái vẩy ở Hồ Tây. Mình cá loang lổ, nhiều màu sắc, trông rất sợ được gọi là cá chép “ma” quái dị. Nhưng sự thực đó là loài chép lai giữa chép Việt Nam và chép Hungary. Ảnh: An Ninh Thủ Đô.