Ông Ionov nói:
"Hiện nay có một tình huống rất tiêu cực liên quan đến Yemen từ phía các thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an. Nhiều nghị quyết được đưa ra nhằm mục đích cấm vận kỹ thuật nước cộng hòa này. Các chuyên gia được chỉ định để giám sát việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng Bảo an. Tất nhiên, điều này vẫn là chưa đủ. Nga đã nhiều lần nêu vấn đề trong Hội đồng Bảo an, Đại hội đồng Liên hợp quốc, Hội đồng Nhân quyền, Tổ chức Y tế Thế giới và các tổ chức quốc tế khác, rằng nhân dân Yemen hoàn toàn phi chính trị. Nhiệm vụ chung của chúng ta là cung cấp viện trợ nhân đạo cho Yemen. Trước hết, đó là viện trợ y tế và thực phẩm cần thiết trong khuôn khổ hợp tác nhân đạo. Nga có quan điểm mang tính xây dựng nhất. Chúng tôi kêu gọi một cuộc đối thoại trong nội bộ Yemen và chấm dứt ngay lập tức các hành động thù địch."
"Tôi nghĩ rằng dự thảo nghị quyết của Nga về Yemen là có, nhưng Hội đồng Bảo an vẫn chưa sẵn sàng chấp nhận. Hội đồng Bảo an bao gồm chủ yếu là các nước phương Tây. Và chỉ có Nga và Trung Quốc là đang giữ vị trí cân bằng. Hiện tại, các nghị quyết mới chưa được thông qua. Rất đáng thất vọng rằng không có chương trình nhân đạo nào được phát triển.
Tất cả đang tập trung vào cuộc khủng hoảng Syria, bởi vì ở đó có sự đụng độ lớn về các lợi ích chính trị. Nhưng nếu ở Syria có IS, thì ở Yemen có Al-Qaeda. Vì vậy, giải pháp cho cuộc khủng hoảng Yemen phải bao gồm cả cuộc chiến chống khủng bố. LHQ đã đặt ra nhiệm vụ chống khủng bố ở Syria, nhưng lại bỏ qua Yemen. Chúng ta đã thấy rằng Saudi Arabia và các đối tác không chỉ ném bom các cơ sở quân sự, mà cả cơ sở hạ tầng, nhà cửa, trường học, nhà trẻ, vv… Điều này làm tăng số lượng thương vong. Cho đến nay, cuộc khủng hoảng đã ảnh hưởng tới gần 40.000 người, và 20 triệu, tức là gần như là toàn bộ dân số Yemen, đang cần được hỗ trợ nhân đạo."
Ba năm trước, ngày 26/3/2015, cuộc nội chiến ở Yemen đã chuyển thành xung đột với sự tham gia của các thành viên quốc tế. Kể từ mùa thu năm 2014, quân nổi dậy Husit đã chiến đấu chống chính phủ được quốc tế công nhận và kiểm soát phần lớn đất nước. Nhưng đến tháng 3 năm 2015, liên quân do Ảrập Xêút lãnh đạo bắt đầu không kích chống Husits, giết chết nhiều thường dân. Yemen bị áp đặt phong tỏa, việc giao hàng nhân đạo liên tục gặp vấn đề, trong nước thiếu các loại thuốc men quan trọng nhất, thực phẩm trở nên đắt đỏ và người dân không đủ khả năng cho phép mình ăn uống đầy đủ.