(Baonghean.vn) -  Với đồng bào các dân tộc thiểu số ở miền Tây Nghệ An như: Mông, Thái ngôi nhà không chỉ là nơi che nắng, che mưa mà còn thể hiện những đặc sắc văn hoá truyền thống qua các thế hệ. Những ngôi nhà mái lợp bằng gỗ sa mu, pơ mu vừa thích nghi với điều kiện môi trường vừa phòng chống tà ma, quỷ dữ theo quan niệm của bà con nơi đây.   

images1548846_nh__m_i_g___6_.jpgXuất phát từ tập quán sinh sống, môi trường thiên nhiên, cùng với đó là sự cách trở về giao thông nên đồng bào các dân tộc đã lựa chọn việc dùng gỗ dựng nhà cũng như lợp mái. Ảnh: Những mái nhà lợp gỗ ở bản Huồi Giảng, xã Tây Sơn (Kỳ Sơn)
Ngày nay, những ngôi nhà được dựng lên với 100% vật liệu là gỗ như thế này cũng đang hiếm dần. Trong ảnh: Một ngôi nhà sàn của người Thái ở xã Nậm Giải (Quế Phong)
Loại gỗ được đồng bào sử dụng làm ngói là sa mu, pơ mu và gỗ thông
Các loại gỗ này chứa nhiều tinh dầu, ít cong vênh và độ bền cao. Và ngoài việc ngôi nhà có mùi thơm còn có tác dụng chống côn trùng, đuổi ma quỷ theo quan niệm của người dân
Dưới mái nhà lợp gỗ dựng trên nền đất người dân có một cuộc sống bình yên bao đời nay. Trong ảnh: Người phụ nữ Mông ở bản Huồi Giảng 1, xã Tây Sơn (Kỳ Sơn) làm giấy thờ truyền thống bên hiên nhà.
Cây phong lan mọc trên mái nhà gỗ ở xã Nậm Giải (Quế Phong)
Con gà đậu dưới mái nhà lợp sa mu ở bản Piêng Pèn, xã Mỹ Lý (Kỳ Sơn).
Những em nhỏ đồng bào Mông trước giờ rời bản lên rẫy. Ảnh chụp tại bản Huồi Giảng 1, xã Tây Sơn (Kỳ Sơn).
"Ngôi nhà" bằng gỗ dành cho đàn gà bản...
...và kho lúa của đồng bào Mông.
Hình ảnh bình dị ở bàn Yên Sơn, xã Tri Lễ ( Quế Phong).

Hồ Phương 

TIN LIÊN QUAN