Sinh non là khi trẻ được sinh ra từ hết 32 tuần đến trước khi hết 36 tuần. Sinh rất non là khi thai từ 28 - 33 tuần 6 ngày.

Sinh cực non là khi thai dưới 28 tuần. Sinh non muộn là khi thai nhi từ 34 tuần đến 36 tuần 6 ngày. Phòng tránh sinh non là điều mà các mẹ bầu cần quan tâm.

Những dấu hiệu sinh non

Có 4 cơn gò trong 20 phút hay 8 cơn gò trong 60 phút.

Cổ tử cung mở từ 2 cm trở lên hoặc xóa ít nhất 80%.

Có sự thay đổi ở cổ tử cung được nhận định trong nhiều lần khám liên tiếp.

Vỡ ối.

Ngoài ra còn có một số dấu hiệu và triệu chứng giúp chẩn đoán sớm chuyển dạ sinh non như ra nhớt hồng hoặc dịch nhầy cổ tử cung, đau thắt lưng, trì nặng bụng, chuột rút, đau quặn ruột có thể kèm tiêu chảy...

Những điều mẹ bầu cần lưu ý để tránh sinh non

Người mẹ tránh lao động hoặc tập luyện quá sức. Nên nghỉ ngơi nhiều hơn nhất là những tuần cuối của thai kỳ.

Những lưu ý với mẹ bầu để tránh sinh non.

Khi mang thai, mẹ bầu tuyệt đối tránh hút (hoặc hít phải khói) thuốc lá vì một số chất độc chứa trong khói thuốc lá có thể gây nên tình trạng sinh non. Nên tránh quan hệ tình dục trong những tuần cuối của thai kỳ.

Nếu người mẹ bị sốt, chảy máu âm đạo, đau bụng… nên nhanh chóng đi khám. Ngoài ra, thai phụ cũng nên đi khám thai theo định kỳ để phát hiện và xử lý sớm những bất thường.

Trọng lượng cơ thể tăng trong mức độ vừa vặn cũng là một nhân tố ổn định trong thời kỳ mang thai, giúp tránh được sinh non. Trọng lượng cơ thể quá nhẹ hoặc quá nặng đều dễ dẫn đến sinh non. Sau khi mang bầu, cố gắng khống chế cơ thể tăng trong vòng từ 12-15 kg là được.

Mang bầu giai đoạn sau vật bài tiết càng nhiều, nếu không chú ý vệ sinh sẽ có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu. Người nhiễm trùng nặng có thể làm cho màng thai vỡ sớm, dẫn đến sinh non. 

Vì vậy, nên lựa chọn quần lót 100% cotton thông thoáng khí. Lượng vật bài tiết ra nhiều có thể dùng đến băng vệ sinh, nhưng nhất định phải chú ý thay thường xuyên, tránh rửa âm đạo quá nhiều lần, để tránh rửa hết các chất nhầy đang bảo vệ âm đạo.

Theo Alobacsi.vn