Mít, vải, xoài đều là những loại trái cây đặc trưng miền nhiệt đới và thường cho trái ngọt vào mùa hè. Ăn thế nào để tránh gây hại sức khỏe?

Rộ mùa mít, vải, xoài – cẩn thận những căn bệnh có thể ghé thăm khi ăn nhiều

Mùa hè vốn nắng nóng và khó chịu, là nguyên nhân phát sinh nhiều căn bệnh không mong muốn. Nhưng mùa hè cũng là mùa của rất nhiều hoa thơm trái ngọt, mùa để bạn đắm chìm tận hưởng cuộc sống theo một màu sắc mới.

Mít , vải, xoài ngon thật ngon, nhiều giá trị dinh dưỡng với hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào. Tuy nhiên, bạn có biết ăn không đúng cách những loại trái cây này có thể khiến bạn phải rước họa vào thân?

photo-0-1498123284290.jpgVới đặc tính nóng, mít, xoài, vải có thể gây họa cho một số người có cơ địa nóng trong, gây mụn nhọt, rôm sảy.

Với đặc tính nóng, mít, xoài, vải có thể gây họa cho một số người có cơ địa nóng trong, gây mụn nhọt, rôm sảy. Hàm lượng đường cao trong những loại trái cây này có thể gây tăng đường huyết đột biến, ngay khi ăn xong một số lượng nhất định, bạn có thể sẽ cảm thấy choáng váng, hoa mắt…

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, thực tế những loại quả đang vào mùa rộ như mít, xoài, vải là những loại trái cây chứa rất nhiều đường. Nếu ăn nhiều, bạn sẽ có cảm giác nóng sau khi ăn. "Đối với những người bị rối loạn đường máu, mắc các chứng bệnh như tiểu đường, thừa cân, béo phì sẽ có biểu hiện bị nóng rõ ràng nhất sau khi ăn.

Do đó nhóm đối tượng này nên hạn chế ăn càng ít càng tốt các loại quả cho nhiều vị ngọt đồng thời cung cấp nhiều năng lượng như mít, xoài, vải", chuyên gia khẳng định.

Chưa hết, ăn nhiều những loại quả nhiều đường này cũng làm tăng nguy cơ bị tiểu đường vì sẽ làm đường huyết trong máu tăng cao. Ăn trái cây có hàm lượng đường lớn cũng gây hại gan – nguyên nhân gián tiếp gây nên nóng trong người, khiến mụn nhọt, rôm sảy hoành hành.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, thực tế những loại quả đang vào mùa rộ như mít, xoài, vải là những loại trái cây chứa rất nhiều đường.

Vậy làm thế nào để ăn trái cây nóng như mít, xoài, vải đúng cách?

Theo chuyên gia, mặc dù mít, xoài, vải có thể khiến bạn gặp một số vấn đề về sức khỏe nhưng điều ấy không có nghĩa là bạn nên kiêng bỏ chúng hoàn toàn. Bạn vẫn có thể ăn những loại trái cây này miễn là trong giới hạn cho phép, tuân thủ đúng quy tắc ăn, ăn đúng cách để tránh gây họa cho bản thân.

PGS Nguyễn Thị Lâm nhấn mạnh, không nên ăn nhiều mít, xoài, vải một lúc. Mỗi lần ăn chỉ ăn 80-100g trái cây ngọt này. Dưới đây là những lưu ý cụ thể trong việc ăn đúng cách những loại trái cây này để bảo vệ sức khỏe:

Bạn không nên ăn nhiều mít, xoài, vải một lúc.

Mít

- Chỉ nên ăn mít sau 1-2 tiếng, không ăn khi bụng đói, không ăn vào chiều tối hoặc tối.

- Nên ăn mít kèm những loại hoa quả khác để cung cấp thêm các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể

- Khi ăn cần nhai thật kỹ mít, nhất là mít dai thường cứng, khó tiêu hóa, gây hại dạ dày.

- Đối với những người bị nóng trong, có cơ địa hay nổi mụn, khi ăn mít cần chú ý bổ sung uống nhiều nước và ăn nhiều rau xanh.

Xoài

- Tuyệt đối không ăn xoài khi đói bụng, kể cả là xoài chín vì chúng vẫn có vị chua, có thể gây hại dạ dày. Chưa hết, vị chua của loại quả này sẽ gây kích thích dạ dày làm tăng dịch vị và nguy cơ mắc bệnh đường ruột. Hơn thế nữa, nó dễ dẫn đến nguy cơ bị say, ngộ độc tạm thời khi sử dụng lúc đói.

- Không nên ăn xoài quá chín vì có thể không thu được hàm lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể.

- Không ăn quá nhiều xoài một lúc, nhất là những người có cơ địa nóng trong, rôm sảy, thừa cân, béo phì, đái tháo đường… càng nên hạn chế ăn xoài.

Tránh ăn vải ương, tức là loại vải còn xanh, vải chưa chín đủ, tránh ăn hạt vải hoặc nhai, cắn phải hạt vải.

Vải

- Tránh ăn vải ương, tức là loại vải còn xanh, vải chưa chín đủ, tránh ăn hạt vải hoặc nhai, cắn phải hạt vải.

- Không ăn quá nhiều vải một lúc, không ăn vải khi đói vì hàm lượng đường trong vải tươi sẽ khiến đường huyết tăng đột ngột, dẫn đến gây viêm nhiệt hoặc các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn.

- Nên ăn lớp màng trắng và phần trắng trên đầu quả vải. Khi bóc quả vải, ta thấy một lớp màng trắng, có vị hơi chát. Những phần này đều có tác dụng phòng tránh sinh hỏa.

- Không ăn quá 10 quả mỗi lần, với trẻ em không nên ăn quá 3-4 quả mỗi lần ăn. Khi cho trẻ ăn vải cần hết sức cẩn trọng vì có thể bị hóc cả quả vào miệng. Có thể bóc tách thành những cùi vải nhỏ cho trẻ ăn.

- Bệnh nhân tiểu đường, đang mắc bệnh sinh nhiệt bên trong hoặc mắc các bệnh dễ nhiễm cảm, đang bị thủy đậu, mụn nhọt, rôm sảy, chắp lẹo mắt… cực hạn chế, hoặc tốt nhất là không nên ăn vải.

Theo giadinh.net