Bốn mươi năm trước, khi thực hiện quyền hợp pháp bảo vệ quốc gia, quân đội và nhân dân Việt Nam dọc biên giới Tây Nam đã đứng lên và chiến đấu chống lại sự tàn bạo của chế độ Khmer Đỏ để bảo vệ độc lập dân tộc và bảo vệ biên giới, và cũng để giúp đỡ người dân Campuchia lật đổ Khmer Đỏ bạo tàn, bước vào kỷ nguyên hòa bình, hòa hợp và phát triển quốc gia mới.

vietnam-cambodia-1-0026097.jpgKhmer Đỏ dưới sự lãnh đạo của Pol Pot từ giữa năm 1975 nhiều lần tấn công vào lãnh thổ Việt Nam, giết hại hàng chục nghìn dân thường và đốt phá nhiều làng mạc. Trong ảnh, các tay súng Khmer Đỏ tiến vào Thủ đô Phnom Penh vào tháng 4/1975.
Sau khi mở chiến dịch phản công bảo vệ biên giới Tây Nam, tháng 1/1979, quân tình nguyện Việt Nam và lực lượng vũ trang của Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia tiến vào giải phóng Thủ đô Phnom Penh, lật đổ chế độ Khmer Đỏ.Trong ảnh, các chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam tuần tra trên đường phố Phnom Penh ngày 7/1/1979.
Quân tình nguyện Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng, huấn luyện và hỗ trợ lực lượng cách mạng Campuchia giải phóng đất nước khỏi họa diệt chủng Pol Pot. "Những người lính quân tình nguyện Việt Nam luôn ở tuyến đầu, hỗ trợ các chiến sĩ Campuchia chiến đấu", Sin Khin, người từng sát cánh cùng bộ đội Việt Nam chống Khmer Đỏ cho biết.
Người dân ở Ratanakiri, Đông Bắc Campuchia đón chào bộ đội tình nguyện Việt Nam và lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia năm 1979.
Khmer Đỏ đã biến một trường phổ thông trung học trở thành trại tập trung khét tiếng có tên Nhà tù S-21, giam và tra tấn 17.000 người. Sau khi giải phóng Phnom Penh, bộ đội Việt Nam đến nhà tù này và đưa những đứa trẻ sống sót đến bệnh viện.
Nữ quân nhân Việt Nam và Campuchia phút giây trò chuyện.
Quân tình nguyện Việt Nam tiếp tục ở lại Campuchia hỗ trợ chính quyền mới chiến đấu chống tàn quân Khmer Đỏ. Trong ảnh, một người lính Campuchia (trái) và hai chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam bên ngoài đền Angkor Wat năm 1982. (Ảnh: VNA)
Một phụ nữ Campuchia ở Xang ke, tỉnh Battambang, tặng hoa cho một người lính tình nguyện Việt Nam trước khi anh rời Campuchia về nhà vào đầu những năm 1980. Ảnh VNA / VNS
Người dân Campuchia chia tay những người lính tình nguyện Việt Nam. Ảnh: VNA
Chiến sĩ Việt Nam bảo vệ biên giới Tây Nam. Ảnh: VNA
 
Sau năm 1986, nhận thấy chính quyền mới của Campuchia đã có thể tự đứng vững, Việt Nam dần rút quân và đến năm 1989 thì rút toàn bộ lực lượng.
Người dân Campuchia đứng bên đường để bắt tay cảm ơn bộ đội Việt Nam khi đoàn quân khởi hành về nước.
Lễ chia tay quân tình nguyện Việt Nam ở Phnom Penh năm 1989.
Các chiến sĩ xe tăng Việt Nam vẫy tay chào người dân Campuchia đứng hai bên đường trước khi rút quân về nước năm 1989.
Đài tưởng niệm Đoàn 125 Campuchia (xã Long Giao, Cẩm Mỹ, Đồng Nai), nơi khắc ghi tình hữu nghị, đoàn kết giữa Việt Nam - Campuchia trong chiến thắng Pol Pot. Ảnh: Xuân Khu/TTXVN