Gout là bệnh mà chất purine chuyển hóa rối loại gây ra và liên quan chặt chẽ với thói quen ăn uống. Và dưới đây là 4 hiểu nhầm về bệnh này.
  
Uống bia dễ bị Gout, uống rượu trắng không sao
 
 
Chủ  nhiệm phòng khám thứ 3 khoa nội tiết bệnh viện thứ  4 thuộc đại học y khoa Cáp Nhĩ Tân, giáo sư Vấn Sảng cho biết: “Bất kể là rượu trắng hay là bia, thành phần chủ yếu đều là cồn, chỉ là hàm lượng cồn nhiều hay ít mà thôi. Cồn sẽ làm chậm acid uric đào thải, làm cho acid uric tích tụ, gây ra Gout”.  

772521_small_70747.jpg


Khi Gout phát tác, acid uric nhất định tăng cao 
 
Giáo sư Văn Sảng nhấn mạnh, có khoảng 30% người bị  bệnh Gout có chỉ số acid uric máu ở mức bình thường. Khi Gout phát tác, kể cả acid uric ở trong phạm vi bình thường thì cũng xử lý như các trường hợp khác. Để đưa ra phán đoán chính xác thì cần phải có kiểm tra lâm sàng. Tương tự như vậy, người có acid uric trong máu quá cao, đau nhức xương khớp cũng chưa chắc đã là bệnh Gout.
 
Khi Gout phát tác lập tức sử dụng thuốc giảm acid uric 
 
Giáo sư Thành Chí Phong, thành viên ngành nội bài tiết của hiệp hội y học Trung Quốc cho biết, khi bệnh Gout phát tác mà uống thuốc giảm acid uric, mức acid uric máu sẽ  nhanh chóng giảm gây chênh lệch lớn giữa acid uric máu và khớp, từ đó làm viêm khớp càng nặng thêm.
 
Phương pháp chính xác là khi Gout phát tác cấp tính thì phải nằm nghỉ ngơi, kê chân lên cao, chườm lạnh từng phần, uống nhiều nước, dùng colchicine và indomethacin hoặc ibuprofen, khi Gout phát tác liên tục thì mới dùng thuốc giảm acid uric.
 
Gout sỏi chỉ cần uống thuốc là được 
 
Giáo sư Thành Chí Phong cho biết gout sỏi không chữa khỏi được, vấn đề là làm thế nào để khống chế Gout, không để cho Gout sỏi tiếp tục lớn lên, nếu sỏi đã lớn đến mức ảnh hưởng đến chức năng khớp thì chỉ có phẫu thuật cắt bỏ. 


Theo health.sohu-Dantri