Ô tô là một cỗ máy phức tạp, chính vì vậy việc chăm sóc và bảo dưỡng chúng cần phải được thực hiện một cách cẩn thận!
1: Không thay bóng pha cháy
So với bảo dưỡng và sửa chữa những chi tiết khác trên xe, thay bóng đèn pha là một việc rất dễ dàng, chính vì vậy bạn có thể tự làm việc này tại nhà. Nếu như bóng đèn pha bị cháy, bạn sẽ dễ dàng nhận ra khi nhìn vào đèn báo rẽ trên bảng đồng hồ. Các đèn báo hiệu khác như xi-nhan, đèn hậu và đèn phanh khó phát hiện ra hư hỏng hơn, chính vì vậy thỉnh thoảng hãy nhớ kiểm tra chúng.
Khi bóng đèn pha bị cháy, bạn đừng nên lười biếng; hãy tìm cách thay thế chúng càng sớm càng tốt. Việc này hoàn toàn không khó và cũng không có gì nguy hiểm cả. Bị cảnh sát giao thông phạt vì xe không có đèn pha sẽ khiến bạn khó chịu, tuy nhiên bị đâm vì các tài xế khác không nhìn thấy bạn lại càng nực cười hơn. Cả hai hậu quả trên sẽ có giá đắt hơn nhiều so với giá tiền mua một bóng đèn pha.
2: Thử câu bình điện từ xe khác khi không biết cách
Nhiều người thường nghĩ câu bình điện là một việc vô cùng đơn giản, chỉ việc nối dây vào các cực của ắc quy giữa hai xe. Tuy nhiên đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm, vì nối nhầm điện cực có thể gây ra sự đánh lửa, dẫn tới nguy cơ cháy nổ.
Sau đây là hướng dẫn chi tiết cách câu bình điện:
Dây câu bình thường có 2 màu: Màu đỏ để nối cọc (+) màu đen để nối cọc (-)
- Đảm bảo các cực ắc qui luôn sạch, lau chùi gỉ nếu cần. Đỗ xe gần tới mức có thể để có thể câu dây ắc qui.Nhớ sử dụng phanh tay cho cả hai xe.
- Tắt hết các thiết bị điện ngoại trừ quạt điều hoà nhiệt.Khi bật quạt giúp tránh hiện tượng tăng điện áp đột ngột.
- Nối cực (+) của ắc qui hết điện với cực (+) của ắc qui mồi. Cẩn thận tránh các đầu kẹp trạm, chập vào nhau.
- Nối cực (-) của ắc qui mồi với đầu kẹp của cáp mồi. Nối đầu còn lại với bất kỳ miếng tấm kim loại nào trong khoang động cơ của xe ắc qui hết điện, ví dụ như đế máy phát để nối mạch điện. ĐỪNG NỐI TRỰC TIẾP VÀO CỰC (-) CỦA ẮC QUI XE HẾT ĐIỆN. Điều này có thể gây đánh lửa và gây nổ.
- Khởi động xe cho điện và tăng tốc độ .
- Khởi động xe còn lại.
- Chạy cả hai xe trong 3 phút trước khi tháo các đầu cáp .
- Tháo cáp theo trình tự ngược lại khi đấu nối. (Tháo hai cực (-) trước.)
- Để xe chạy khởi động một lúc cho chế độ cầm chừng ổn định
Chú ý:
Khi nối thì cọc (+) trước, Cọc (-) sau
Khi tháo thì ngược lại cọc (-) trước, Cọc (+) sau
Cách câu bình điện khi hai bình được tháo rời ra ngoài:
3: Không ngắt nguồn khi sửa điện trên xe
Một số chuyên gia về xe khẳng định rằng dòng điện trên xe không đủ mạnh để có thể quật ngã bạn, nhưng nó vẫn đủ khoẻ để khiến bạn cảm thấy tê tái chân tay. Ngay cả khi bạn không bị giật điện, bạn vẫn có thể khiến hệ thống điện của xe bị chập hoặc gây cháy nếu như không ngắt nguồn trước khi sửa điện trên xe. Hãy chắc chắn rằng xe đã tắt máy, đồng thời tháo (và cách li) đầu cáp nối cực âm của ắc quy.
Đặc biệt, nếu như bạn đang lái xe hybrid, tốt nhất hãy đưa xe tới các xưởng sửa chữa uy tín để khắc phục các sự cố về điện của xe. DO xe hybrid được thiết kế với nguồn điện công suất cao hơn nhiều, chính vì vậy pin nhiên liệu của chũng có thể gây ra những tai nạn về điện nghiêm trọng.
4: Không thay lốp khi lốp mòn
Phần lớn chủ xe đều có tâm lý "tiếc rẻ" khi thấy lốp mòn, và cố gắng đi thêm một thời gian nữa mới thay. Do lốp là thứ duy nhất tiếp xúc trực tiếp với mặt đường khi xe vận hành, chính vì vậy sự "tiếc rẻ" trên có thể gây ra những tai nạn nghiêm trọng, đặc biệt khi đường trơn trượt.
Nếu như lốp xe của bạn xuất hiện 1 trong 5 dấu hiệu ở đây, tốt nhất bạn nên tính tới việc thay lốp càng sớm càng tốt để đảm bảo an toàn cho mình và những người khác.
5: Không bổ sung thêm các loại chất lỏng khác nhau
Những loại dầu bôi trơn các chi tiết trên xe cũng quan trọng như xăng vậy. Nếu không có nhiên liệu, xe sẽ dừng hoạt động. Nhưng nếu dầu máy đã cạn, động cơ có thể bị huỷ hoại, và tương tự với dầu hộp số.
Dầu phanh tạo áp lực để ép các má phanh vào đĩa, và nước làm mát giúp lưu thông nhiệt độ cho động cơ. Những loại chất lỏng này nếu cạn kiệt có thể khiến chiếc xe hư hại nặng, thậm chí là gây ra những tai nạn không đáng có trên đường.
Chính vì vậy, hãy thường xuyên để ý tới các chất lỏng nói trên. Đặc biệt khi đi thay dầu máy, hãy nhớ nhắc những người thợ xem họ đã đổ dầu mới vào chưa. Đã từng xảy ra nhiều trường hợp thợ quên đổ dầu mới vào sau khi rút hết dầu cũ ra, khiến động cơ bị hư hại nghiêm trọng. Nếu bạn tự thay dầu, hãy kiểm tra thật kỹ xem mình có quên đổ dầu mới vào không, và tương tự với các loại chất lỏng khác.
6: Không siết chặt lọc dầu
Đây là một sơ suất không chỉ xảy ra ở những người tự thay lọc gió tại nhà, mà còn bởi những người thợ máy chuyên nghiệp nữa. Nếu như dầu không được lưu thông đều trong máy, sớm hay muộn bạn cũng sẽ phải gọi xe cứu hộ.
Điều quan trọng nhất khi thay lọc dầu đó là cần phải có dụng cụ đủ lớn để có thể siết chặt. Ngoài ra, nếu đột ngột thay loại lọc dầu khác, có thể cỡ cờ-lê trước đó sẽ không còn vừa nữa. Bạn cũng có thể thay lọc dầu bằng tay; nhưng kể cả khi vặn hết cỡ bằng tay, bạn vẫn phải dùng cờ-lê xiết chặt thêm nửa vòng nữa. Khâu cuối này rất quan trọng, vì một lọc dầu lỏng lẻo sẽ khiến dầu tràn ra khắp nơi. Khi điều đó xảy ra, động cơ chắc chắn sẽ ngừng hoạt động nhưng trước đó, có thể nó sẽ cháy ngay dưới nắp ca-pô của xe bạn.
Theo.VOV.online