(Baonghean.vn) - Có hộ chiếu vẫn không thể nhập cảnh, ngược lại có thể đi khắp thế giới mà không cần cuốn hộ chiếu, hộ chiếu tự phát sáng, sản xuất một cuốn hộ chiếu chỉ tốn 2,5 giây, quốc gia không có con dấu hộ chiếu... là những điều thú vị xung quanh tấm hộ chiếu có thể bạn chưa biết.

images1932475_bna_5949eb378918c.jpgHộ chiếu “đích thực” đầu tiên: Tấm hộ chiếu đích thực đầu tiên xuất hiện vào thế kỷ 15 do vua Henry V ở Vương quốc Anh cung cấp cho công dân nước mình như một dạng giấy tờ tùy thân để đi sang các nước khác. Ảnh: Internet
Hộ chiếu hiếm nhất thế giới: Chỉ có ba thành viên của Dòng Chiến sĩ Toàn quyền Malta được cấp hộ chiếu, bao gồm Đại thống lĩnh (hiện bỏ trống), Đại tướng (hiện nay là Ludwig Hoffmann von Rumerstein, người Áo) và Đại pháp quan (hiện nay là Freiherr Albrecht von Boeselager, một người Đức). Ảnh: Internet
Quá trình sản xuất một cuốn hộ chiếu tốn 2,5 giây: Một cơ quan quản lý xuất nhập cảnh tại Anh có thể xử lý hơn 5 triệu đơn xin cấp hộ chiếu một năm, trung bình 2,5 giây một cuốn hộ chiếu mới ra đời. Ảnh: Internet
Hộ chiếu “quyền lực” nhất hiện nay thuộc về Đức: Theo bảng xếp hạng mới nhất trong năm 2017, Đức là quốc gia có hộ chiếu “quyền lực” nhất thế giới với 158 quốc gia chấp nhận mà không cần visa. Bảng xếp hạng do Passportindex.org công bố. Mỗi năm, danh sách này lại có sự thay đổi tùy theo việc ký kết miễn trừ thị thực giữa các nước. Sau Đức là Singapore và Thụy Điển đứng vị trí số 2 khi công dân ở các quốc gia này có thể tới 157 nước và vùng lãnh thổ mà không cần visa. Ảnh: Internet
Syria là hộ chiếu “kém quyền lực nhất”: Cùng với Pakistan, Iraq và Afghanistan, hộ chiếu của Syria được coi “kém quyền lực nhất thế giới”. Trái ngược với Đức, người dân ở quốc gia này chỉ được miễn thị thực khi tới hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ảnh: Internet
Nữ Hoàng Anh là người duy nhất trên thế giới không cần hộ chiếu: Ngay cả một trong những nhân vật quyền lực nhất trên thế giới như Tổng thống Mỹ đều cần hộ chiếu khi ra nước ngoài. Nhưng Nữ hoàng Anh Elizabeth II lại là trường hợp ngoại lệ được hưởng đặc quyền riêng. Theo đó, bà có thể đi khắp thế giới mà không cần cuốn hộ chiếu mang theo. Điều này xuất phát từ nguyên nhân tất cả hộ chiếu của người Anh đều cấp dưới tên của Nữ hoàng. Điều này được ghi rõ ngay ở trang đầu tiên của cuốn hộ chiếu Anh.
Người Mỹ có thể có hai hộ chiếu: Điều đặc biệt ở nước Mỹ là được phép có đến hai hộ chiếu. Tuy nhiên để có được hộ chiếu thứ hai, bạn phải viết thư gửi chính phủ và nêu rõ lý do mình muốn được cấp thêm một cuốn hộ chiếu mới. Ngoài ra, nếu người Mỹ thực hiện một ca phẫu thuật thẩm mỹ mặt hay xăm mặt, họ bắt buộc phải làm lại hộ chiếu. Việc này nhằm ngăn chặn việc sử dụng hộ chiếu giả và không đúng với khuôn mặt người dùng, điều đó sẽ gây ảnh hưởng trong việc xuất nhập cảnh.
Hộ chiếu Na Uy giấu một tính năng bí mật: Công dân Na Uy tự hào bởi họ sở hữu loại hộ chiếu độc đáo nhất thế giới. Theo đó, quyển hộ chiếu này có tính năng phát sáng khi các nhân viên hải quan làm thủ tục kiểm tra. Hộ chiếu của quốc gia vùng Scandinavia được phân thành ba màu sắc (trắng, ngọc lam hoặc đỏ) dành cho các đối tượng khác nhau và có một tính năng khá ấn tượng. Đó là nếu đặt cuốn hộ chiếu dưới tia cực tím (UV), sẽ hiện lên hình ảnh cực quang huyền ảo dưới bầu trời đêm. Ảnh:
Hộ chiếu của Israel không được chấp nhận ở 16 quốc gia: Đó là Syria, Sudan, Iran, Iraq, Yemen, Libya, Algeria, Bangladesh, Brunei, Kuwait, Lebanon, Malaysia, Oman, Pakistan, Saudi Arabia và UAE . Libya cũng thực thi một lệnh cấm riêng đối với du khách mang hộ chiếu Iran, Syria và Palestine. Người dân Israel cũng bị chính phủ nước này cấm tới Somalia, Afghanistan, Iran, Iraq, Pakistan, Lebanon, Libya, Sudan, Syria và Yemen. Israel cũng áp đặt những hạn chế về du lịch đối với người Palestine. Các trang bên trong một hộ chiếu Israel. Ảnh: Alamy.
Người sở hữu hộ chiếu Armenia bị cấm nhập cảnh vào Azerbaijan: Do xung đột giữa hai nước tại khu vực Nagorno-Karabakh, người Armenia bị cấm nhập cảnh vào Azerbaijan. Tuy nhiên, theo chiều ngược lại, người có hộ chiếu Azerbaijan được phép nhập cảnh vào Armenia. Trong ảnh là tu viện Dadivank ở vùng Nagorno-Karabakh. Ảnh: Alamy.
Hộ chiếu Canada cũng hết sức ấn tượng dưới tia UV: Không chịu kém cạnh Na Uy, Canada cũng cho ra mắt cuốn hộ chiếu của riêng mình với rất nhiều màu sắc. Khi đặt dưới tia UV-A, mỗi trang của hộ chiếu Canada sẽ hiện lên những hình ảnh biểu tượng của quốc gia, như lá phong, tòa nhà quốc hội, và những tính năng “xịn” hơn như chống làm giả, sinh trắc học. Ảnh: Telegraph.
Không thể đóng dấu hộ chiếu ở Vatican: Mặc dù là một quốc gia, Vatican lại không hề có con dấu hộ chiếu. Ảnh: Telegraph.
Ảnh của cả gia đình cũng được chấp nhận: Trái với quy định nghiêm ngặt hiện nay, các quy tắc về hình ảnh trong hộ chiếu ở Anh những năm đầu khá lỏng lẻo. Các gia đình người Anh có con dưới 16 tuổi có thể gửi một bức ảnh của cả gia đình, miễn là khuôn mặt của mỗi thành viên rõ ràng có thể nhìn thấy được. Ảnh: Alamy.
Các vị tổng thống có hộ chiếu đặc biệt: Tổng thống và các thành viên gia đình, cũng như các quan chức chính phủ được lựa chọn, là những người may mắn được cấp hộ chiếu ngoại giao. Người sở hữu hộ chiếu ngoại giao có nhiều đặc quyền, bao gồm cả miễn thị thực đến nhiều quốc gia, có quyền ưu tiên qua cổng tại sân bay... Tại một số quốc gia, chẳng hạn như Mỹ, các tổng thống được cấp hộ chiếu ngoại giao vĩnh viễn, có giá trị kể cả sau khi họ đã rời nhiệm sở. Ảnh: Alamy.
Tonga bán hộ chiếu: Nhà vua Taufa'ahau Tupou IV của Vương quốc Tonga thuộc quần đảo Polynesia, Thái Bình Dương đã tuyên bố bán hộ chiếu với giá khoảng 20.000 USD để tăng doanh thu. Hộ chiếu được bán cho người không phải là công dân (thường là người tị nạn và bất cứ ai không được cấp hộ chiếu vì lý do chính trị). Tuy nhiên, hộ chiếu này không được coi là giấy thông hành hợp lệ tại một số quốc gia và vùng lãnh thổ. Ảnh: AP.
Màu hộ chiếu theo chế độ của từng quốc gia: Hộ chiếu có 4 màu cơ bản là đỏ, xanh dương, xanh lá cây và đen. Trong đó: Sắc đỏ bao gồm: Đỏ sẫm là màu sắc phổ biến nhất. Hộ chiếu mang màu sắc này thường đến từ các quốc gia đã hoặc đang theo chế độ Xã hội chủ nghĩa như: Slovenia, Trung Quốc, Serbia, Nga, Latvia, Rumani, Ba Lan, Georgia... Các quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu trừ Croatia cũng sử dụng màu đỏ sậm hoặc các sắc độ đỏ khác. Các quốc gia đang có ý định gia nhập vào liên minh này như Thổ Nhĩ Kỳ, Macedonia, Albania cũng mới đổi màu sắc hộ chiếu cách đây vài năm. Liên minh các quốc gia Nam Mỹ gồm Bolivia, Colombia, Ecuador và Peru cũng có sắc đỏ trên hộ chiếu.
Màu hộ chiếu tượng trưng cho "thế giới mới". Xanh navy là màu phổ biến thứ hai sau màu đỏ khi được sử dụng làm hộ chiếu. Màu xanh được xem như tượng trưng cho "thế giới mới". 15 quốc gia vùng Caribbe đều sử dụng màu sắc này. Khối các quốc gia Nam Mỹ sử dụng màu xanh do có ý nghĩa liên quan đến một tổ chức thương mại Mercosur do các nước này là thành viên, bao gồm: Brazil, Argentina, Paraguay. Venezuela lại là một ngoại lệ khi cũng thuộc khối này nhưng lại có hộ chiếu màu đỏ. Công dân Mỹ mới sử dụng hộ chiếu xanh này từ năm 1976. Trước đó, quốc gia này từng chọn màu đỏ từ năm 1926 đến 1941, từ năm 1941 đến 1976 lại là màu xanh lá cây.
Hầu hết các quốc gia đạo Hồi đều sử dụng màu xanh lá cây đậm, như: Maroc, Arab Saudi, Pakistan. Màu xanh lá mang ý nghĩa tâm linh, biểu tượng cho thiên nhiên và sự sống. Các quốc gia Tây Phi như Burkina Faso, Nigeria, Niger, Bờ biển Ngà, Senegal cùng có hộ chiếu với các sắc độ đậm của màu xanh này do đây là màu biểu tượng của tổ chức kinh tế các nước Tây Phi - Ecowas.
Sắc đen: Hiếm quốc gia sử dụng màu sắc này, ngoài một số nước châu Phi như Botswana, Zambia, Burundi, Gabon, Angola, Chad, Congo, Malawi... New Zealand cũng có hộ chiếu màu đen do đây là màu sắc biểu trưng của quốc gia này.

Hoa Lê

(Tổng hợp) 

TIN LIÊN QUAN