(Baonghean.vn) – Những điểm trường đóng tại các bản làng ở vùng sâu vùng xa của một số huyện miền núi Nghệ An mới chỉ nghe nói cũng khiến cho nhiều người e ngại.

images2064412_1.gifĐiểm trường Chà Lâng, thuộc Trường Tiểu học Hữu Khuông, xã Hữu Khuông, huyện Tương Dương. Đây được xem là 1 trong những điểm trường khó khăn nhất của Nghệ An hiện nay. Từ trung tâm huyện, các thầy cô giáo muốn đến được điểm trường này phải đi hơn 3 giờ đường bộ và hơn 2 giờ đường sông. Đây là nơi sinh sống của đồng bào Mông ở độ cao gần 1.000m. Có những thầy cô giáo hơn 2 tháng trời mời về nhà 1 lần. Trong ảnh, học sinh bản Chà Lâng đi học về. Ảnh: Hồ Phương
Với chỉ 20km, từ trung tâm xã Nậm Cắn đế đến với điểm trường Huồi Pốc thuộc Trường Tiểu học Nậm Cắn 2 (Kỳ Sơn) các thầy cô giáo phải đi mất gần 3 giờ đồng hồ. Điều đó có thể thấy được sự khó khăn của con đường mà các thầy cô giáo phải trải qua. Trong ảnh, dãy phòng học tại điểm trường Huồi Pốc. Ảnh: Công Kiên
Chỉ với 1 cơn mưa nhỏ cũng có thể khiến cho con đường đến trường của các thầy cô giáo ở bản Na Xai, xã Quang Phong, huyện Quế Phong dài hàng giờ đồng hồ. Nhiều hôm các thầy cô phải dùng cả dây thừng để cùng nhau kéo những chiếc xe của mình. Trong ảnh, thầy cô điểm trường Nậm Xái, thuộc trường Tiểu học Quang Phong 2 trên đường từ trường về nhà. Ảnh: Hồ Phương
Cụm bản Khe Nóng có học sinh của 5 lớp tiểu học nhưng chỉ tổ chức với 3 lớp học. Bởi lẽ, trong 3 lớp học đó có 2 lớp học là dạy ghép vì số lượng học sinh quá ít. Lớp 3 và lớp 1 chỉ có 1 học sinh đang theo học. Đây được xem là điểm trường đặc biệt và khó khăn nhất của huyện miền núi Con Cuông. Để gieo chữ nơi điểm trường này các cô giáo phải đi 6 lần qua 1 con suối. Trời mưa to các cô chỉ có 2 phương án, hoặc là ở lại trường, hoặc cho các em học sinh nghỉ học để hôm khác học bù. Trong ảnh: cô giáo đang dạy học cho học em học sinh lớp 1 duy nhất đang theo học. Anh: Hữu Vi
Dưới chân núi Phà Ka Tủn, điểm trường tiểu học Nậm Tột (Tri Lễ, Quế Phong) được xem là nơi khó khăn nhất mà những người làm nghề dạy học đang công tác. Người dân vẫn thường gọi đây là "trường học của những người thầy" vì phái nữ không thể đến được điểm trường này để công tác. Điều đó nói lên sự khó khăn của nó. Trong ảnh, các em học sinh lớp 2 thuộc điểm trường Nậm Tột đang học. Ảnh: Hồ Phương
Từ trung tâm huyên Tương Dương, để đến với điểm trường Phá Mựt, xã Nhôn Mai, các thầy, cô giáo phải đi gần 6 giờ đồng hồ với nhiều quãng đường, chặng xe hết sức khó khăn. Trong ảnh, học sinh lớp Mầm non, điểm trường Phá Mựt, xã Nhôn Mai đang học. Ảnh: Công Kiên

Hồ Phương - Công Kiên

TIN LIÊN QUAN