(Baonghean.vn) - Mùa thu xứ Nghệ không chỉ vàng rực miền Tây mà còn phóng khoáng bởi bát ngát rừng tràm nở hoa thơm ngát.

images1639741_1rngbnhngha.jpgNằm cách trung tâm TP Vinh khoảng 8km về phía Đông Bắc, rừng bần Hưng Hòa là cánh rừng nguyên sinh trù phú với sự đa dạng hệ sinh thái động, thực vật. Đây được coi là lá phổi xanh, bảo vệ hệ thống đê điều chống ngập mặn, chống xói lở, thiên tai. Rừng có diện tích hơn 70ha, chiều dài 4km, chiều rộng có chỗ đến 300m, phía ngoài tiếp giáp sông Lam, phía trong giáp đê 42. (Ảnh tư liệu Vương Vân - Vinh ĐQ).
Mùa Thu là mùa bần ra hoa kết quả. Qủa bần xanh hơi chát nhưng khi chín có vị chua và có mùi thơm đặc trưng được rất nhiều người yêu thích. (Ảnh tư liệu Vương Vân - Vinh ĐQ)
Hay những đồi chè ở Thanh An (Thanh Ngọc) cũng là điểm đến hấp dẫn du khách trong màu Thu này. Những đồi chè sáng lên trong nắng mùa Thu sẽ làm bạn bất ngờ bởi sắc xanh như ngọc. (Ảnh tư liệu Sách Nguyễn).
Dịp này đang là mùa thu hoạch chè của bà con. Du khách có thể vừa ngắm cảnh, vừa trải nghiệm thu hoạch chè. Đi trên đồi chè, bạn sẽ gặp những người dân đang thu hái chè. Đây là vùng chè Hạnh Lâm thuộc huyện Thanh Chương. (Ảnh tư liệu Sách Nguyễn)
Rừng săng lẻ tại địa phận Tam Đình, Tương Dương thuộc Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An. Khu rừng đặc biệt này lâu nay được xem là thắng cảnh thu hút sự quan tâm của du khách và các nhà khoa học. 70 ha rừng săng lẻ trở thành điểm đến lý thú cho dân phượt và những người du lịch vào cả 4 mùa, nhất là mùa thu. (Ảnh tư liệu Sách Nguyễn).
Khi tiết trời sang Thu, cả cánh rừng săng lẻ vàng rực đẹp đến nao lòng. Nhiều du khách đã ví cánh rừng săng lẻ nơi đây như rừng bạch dương của Nga. (Ảnh tư liệu Sách Nguyễn)
Mùa này, lên vùng cao Kỳ Sơn đã phải mang áo rét. Sương và mây trập trùng hòa quyện, suốt từ thung lũng cho tới những sườn núi. Có một Sapa ở xứ Nghệ, có một Đà Lạt ở xứ Nghệ…ấy chính là cách người ta đã ví von khi nói về mảnh đất này. (Ảnh tư liệu Sách Nguyễn)
Lên Kỳ Sơn mùa này, du khách còn được thưởng thức hồng. Mùa Thu về, hầu như ở bản làng người Mông nào thuộc huyện biên giới Kỳ Sơn cũng rực lên bởi màu đỏ của hồng. Những cành hồng trĩu quả tô đẹp thêm cho cảnh sắc vùng cao. (Ảnh tư liệu Đào Thọ)

Thanh Thủy

(tổng hợp)

TIN LIÊN QUAN