Những công trình lớn của Việt Nam thời kỳ đổi mới ảnh 1
Nhà Quốc hội trên đường Độc Lập (quận Ba Đình) có diện tích sàn trên 60.000 m2, được xây dựng trên nền tòa Nhà Quốc hội cũ nằm cạnh quảng trường Ba Đình, trong khuôn viên khu di tích Hoàng thành Thăng Long - trung tâm chính trị, lịch sử, văn hóa của đất nước. Ảnh: Zing
Trung tâm Hội nghị Quốc gia Việt Nam trên đường Phạm Hùng (Hà Nội) là tổ hợp công trình đa năng lớn nhất thủ đô - rộng 60.000 m2. Đây là khối nhà 5 tầng có phòng họp chính sức chứa 3.800 chỗ ngồi ở tầng 2, bãi đỗ nổi và ngầm có sức chứa gần 1.100 ôtô. Ảnh: Zing
Sân vận động quốc gia Mỹ Đình (Hà Nội) khánh thành năm 2003, có sức chứa 40.192 chỗ ngồi - lớn thứ nhì Việt Nam - sau sân vận động Cần Thơ 50.000 chỗ. Ngoài sân vận động chính, tại khu Liên hợp Thể thao Quốc gia này còn có nhiều nhà thi đấu, trung tâm huấn luyện vận động viên, bệnh viện Thể thao... Ảnh: Zing
Keangnam Hanoi Landmark Tower (đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) là khu phức hợp khách sạn, văn phòng, căn hộ, trung tâm thương mại cao nhất Việt Nam. Với 72 tầng (cao 336m), đây là tòa nhà cao thứ 17 trên thế giới. Ảnh: internet
Lotte Center Hanoi cao 65 tầng (267m) trở thành công trình cao thứ nhì ở Việt Nam. Tổ hợp văn phòng, căn hộ, khách sạn, trung tâm thương mại này có tổng vốn đầu tư hơn 400 triệu USD. Ảnh: internet
Bitexco Financial Tower (TP.HCM) gồm 68 tầng, cao 262 m có sân đỗ trực thăng mang biểu tượng búp sen vươn lên bầu trời. Bitexco là nơi đặt trụ sở, văn phòng của nhiều công ty quốc tế, ngoài ra còn có rạp chiếu phim, trung tâm thương mại... Ảnh: internet.
 
Trung tâm hành chính thành phố Đà Nẵng cao 34 tầng, diện tích sàn hơn 21.000 m2 được đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng. Tòa nhà cao gần 170m ven sông Hàn là nơi làm việc của lãnh đạo thành phố và các sở, ngành. Ảnh: Zing
Trung tâm hành chính Bình Dương cao 23 tầng, diện tích sàn hơn 100.000 m2 đặt tại trung tâm thành phố mới Bình Dương (Bình Dương New City). Công trình nằm trong Khu liên hợp công nghiệp dịch vụ và đô thị 4.196 ha, tổng vốn đầu tư 1.400 tỷ đồng. Ảnh: Zing
 
Royal City (đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội) là tổ hợp chung cư, khu vui chơi giải trí và trung tâm mua sắm dưới lòng đất lớn nhất châu Á. Ngoài ra, tại thủ đô còn có nhiều khu đô thị hiện đại khác như Times City, Ecopark, The Manor, Ciputra... Ảnh: Zing
 
Phú Mỹ Hưng rộng 750 ha, tọa lạc ở phía nam TP HCM. Khu đô thị kiểu mẫu của Sài Gòn là nơi tập trung sinh sống của những người có thu nhập cao, đồng thời là tổ hợp trung tâm tài chính, giáo dục, công nghiệp, khoa học, giải trí. Ảnh: Zing
 
Bảo tàng Hà Nội mới nằm sát Trung tâm Hội Nghị Quốc Gia. Đây cũng là một trong những công trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Ảnh: Công an nhân dân
Cầu Nhật Tân bắt đầu tại phường Phú Thượng, quận Tây Hồ đến điểm cuối giao là xã Vĩnh Ngọc huyện Đông Anh. Đây là một trong những cây cầu hiện đại nằm trong tổng số 7 cầu bắc qua sông Hồng đoạn Hà Nội. Ảnh: Công an nhân dân
 
Hầm Hải Vân là hầm đường bộ dài nhất Đông Nam Á, xuyên qua đèo Hải Vân nối liền tỉnh Thừa Thiên Huế với thành phố Đà Nẵng. Ảnh: SGGP
 
Cầu sông Hàn là cây cầu quay đầu tiên do kỹ sư, công nhân Việt Nam tự thiết kế và thi công. Đây cũng là cây cầu quay duy nhất tại Việt Nam hiện nay. (Ảnh: báo Đà Nẵng).
 
Cầu Rồng tại Đà Nẵng có chiều dài 888m, rộng 37,5m và 6 làn xe chạy. Cây cầu bắc qua sông Hàn tạo con đường ngắn nhất từ sân bay quốc tế Đà Nẵng tới các trục đường chính trong thành phố Đà Nẵng. (Ảnh: báo Đà Nẵng).
 
Đường hầm sông Sài Gòn (hay còn gọi là hầm Thủ Thiêm) là đường hầm vượt sông Sài Gòn, TPHCM, có 6 làn xe dài 1.490m. (Ảnh: Vietnamnet).
 
Cao tốc Hạ Long – Hải Phòng vừa chính thức thông xe vào sáng 1/9/2018.
 
Đây là dự án đường giao thông có tổng vốn đầu tư lớn nhất của Quảng Ninh với hơn 13.600 tỷ đồng.
 
Cầu Bạch Đằng nối tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng và cũng là điểm cuối của cao tốc Hạ Long - Hải Phòng.
 
Cao tốc Nội Bài - Lào Cai là tuyến cao tốc dài nhất Việt Nam có tổng vốn đầu tư gần 1,5 tỷ USD.
 
Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng có tổng mức đầu tư 45.500 tỷ đồng, 4 làn xe. (Ảnh: CafeF).
 
Cầu vượt biển Tân Vũ - Lạch Huyện với tổng vốn đầu tư gần 12.000 tỷ đồng, dài 5,4 km. Đây cũng là cầu vượt biển dài nhất Việt Nam. (Ảnh: Zìn)./.