Mùa mưa kéo theo những cơn mưa lớn không chỉ gây khó chịu cho nhiều người mà còn với những chiếc xe đồng hành. Vì thế việc kiểm tra và bảo dưỡng ôtô trong thời điểm này là cần thiết.
Nhiệt độ không khí thay đổi cùng những cơn mưa sẽ khiến các mối nối và chi tiết nhanh xuống cấp, nếu không có sự kiểm tra sẽ dẫn đến những hư hỏng nghiêm trọng.
Thông thường, nhà sản xuất thường đặt hệ thống ECU điều khiển, bình ắc quy ở vị trí khá cao. Những vị trí này nước mưa thường khó chạm tới. Tuy vậy mùa mưa nảy sinh tình trạng chuột chui vào nhà, người dùng khó tránh khỏi nguy cơ chuột chui vào khoang động cơ và gặm nhấm dây điện.
Đặc biệt là các vị trí thấp như dây cấp nguồn cho đèn sương mù, cảm biến phanh, cảm biến lùi… Do đó, việc kiểm tra các đường dây điện cho các bộ phận này là một việc quan trọng, đảm bảo vận hành an toàn.
Hiện nay việc nâng cấp các trang bị ngoại thất, đặc biệt là hệ thống đèn khá phổ biến. Trong quá trình thay thế đèn nguyên bản bằng đèn bi-xenon hay LED, thợ thường phải tháo rời toàn bộ cụm đèn.
Sau đó, cụm đèn thường sẽ được gắn lại bằng keo công nghiệp hoặc keo silicon. Sau một thời gian sử dụng, các mối keo này thường bị lão hóa, khiến nước có thể lọt vào bên trong. Hậu quả có thể gây chập cháy hoặc làm mờ chóa đèn.
Với những xe có độ thêm giá nóc hoặc cửa sổ trời, các khớp nối cũng cần được kiểm tra để chắc chắn không bị nước vào trong khoang cabin khi di chuyển dưới trời mưa.
3. Lốp xeTại thị trường Việt Nam, nhà sản xuất thường trang bị sẵn lốp xe dùng cho tất cả các mùa hoặc lốp xe dùng cho mùa hè vì sự chênh lệch nhiệt độ không quá lớn giữa các mùa trong năm.
Tuy nhiên, di chuyển trong điều kiện đường xá trơn trượt với một bộ lốp đã mòn cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn. Một bộ lốp đã mòn sẽ khiến khả năng tăng/giảm và hành trình phanh dài hơn nhiều so với bình thường. Và hai tiêu chí này sẽ còn giảm gấp nhiều lần trong điều kiện đường trơn trượt.
4. Hệ thống phanhVới nhiều người điều này nghe có vẻ buồn cười, tuy nhiên với những mẫu xe phổ thông sử dụng phanh tang trống phía sau đây là điều rất cần thiết. Phanh tang trống khi gặp nước mưa thường sẽ tăng ma sát hơn so với bình thường. Vì thế hiện tượng phanh dính chặt sau khi để qua đêm sẽ xảy ra.
Với phanh đĩa, người dùng cũng phải thường xuyên kiểm tra đất, cát, bụi bẩn dính trên bề mặt đĩa phanh hoặc len lỏi vào trong hệ thống phanh. Điều này cũng sẽ khiến hiệu quả phanh và tuổi thọ các chi tiết bên trong giảm nhanh chóng.
5. Gầm xeThông thường một mẫu xe khi xuất xưởng, nhà sản xuất sẽ phủ một lớp sơn hoặc hóa chất chống ăn mòn và gỉ sét phía dưới gầm xe. Tùy vào giá trị của dòng xe mà lớp phủ này sẽ dày hoặc mỏng, và theo thời gian sử dụng, các lớp này cũng sẽ bị giảm tác dụng hoặc bị lão hóa.
Khi vận hành trong điều kiện mưa, ẩm ướt, gầm xe sẽ bị ảnh hưởng nếu không được bảo vệ đúng mực. Việc kiểm tra và thay thế bằng một lớp phủ gầm mới cũng khá đơn giản.
Chi phí dành cho việc này cũng vào khoảng 2-3 triệu đồng, tùy thuộc vào số lượng hóa chất phủ gầm được sử dụng. Hầu hết trung tâm chăm sóc ôtô chuyên nghiệp đều đủ kỹ năng và kỹ thuật để thực hiện công việc này.
6. Các gioăng cao suViệc này cũng khá cần thiết với những mẫu xe đã nhiều năm tuổi. Gioăng cao su thường được viền ở các cửa xe, khu vực nắp capo, kính lái… để ngăn nước mưa lọt vào bên trong khoang cabin và động cơ.
Thử tưởng tượng nếu lái xe qua vùng ngập nước với những gioăng cao su không kín, nước sẽ tràn vào bên trong gây ảnh hưởng đến nội thất và các hệ thống điện.
Các gioăng cao su thường ít phải thay thế vì bản chất của chúng tương đối bền. Tuy nhiên, trên thị trường có những sản phẩm chăm sóc, giúp các chi tiết này kéo dài tuổi thọ hơn. Một khi được chăm sóc tốt, các gioăng cao su còn giúp cải thiện khả năng cách âm và tiêu âm khi xe vận hành.
Ngoài ra còn một số mẹo nhỏ khác giúp chiếc xe vận hành tốt hơn khi mùa mưa đến như thay gạt nước mới nếu cần thiết, phủ nano kính lái tạo hiệu ứng lá sen và giảm nước mưa đọng trên kính lái, tăng khả năng quan sát khi di chuyển dưới trời mưa…