Huyện miền núi Quế Phong được biết đến là vương quốc của lùng, một loại cây đặc hữu có giá trị cao trong sản xuất các sản phẩm liên quan đến mây tre đan. Sau nhiều năm bảo vệ hiệu quả, đến nay, rừng lùng ở Quế Phong bắt đầu được phép khai thác trở lại. Ảnh: Nhật Lân. Trước khi phân vùng thu hoạch lùng, các lực lượng chức năng trực tiếp vào rừng, hướng dẫn người dân cách khai thác để vừa đảm bảo hiệu quả, năng suất khai thác vừa đảm bảo việc phát triển bền vững các rừng lùng. Sau đợt mưa kéo dài, dọc QL16, người dân huyện Quế Phong dựng nhiều lán trại làm nơi tập kết thực phẩm và nghỉ ngơi để bước vào mùa khai thác lùng. Ảnh: Cường Phương Cây lùng được xem là "cây xóa nghèo" ở Đồng Văn, mang lại nguồn thu nhập khá cho bà con nơi đây. Ảnh: Phương Cường Cây lùng dùng để sản xuất ra các mặt hàng: tăm, đũa, chân hương… phục vụ nghề mây tre đan xuất khẩu, nên lùng tiêu thụ mạnh. Không những các đơn vị sản xuất trong huyện mà các huyện lân cận, thành phố Vinh, Hà Nội cũng đến thu mua lùng ở đây. Ảnh: Phương Cường Một chiếc thuyền chở đầy nứa lùng trên lòng hồ thủy điện Hủa Na, mang đến bến tập kết chờ thương lái đến thu mua. Ảnh: Phương Cường Mùa khai thác lùng tạo việc làm cho cả nghìn người từ khâu khai thác đến thu mua, bốc vác... Trung bình mỗi ngày, 1 người vận chuyển được khoảng 1 tấn lùng, cho thu nhập 200.000-400.000 đồng. Trong ảnh: Chuyển nứa lùng sang xe trọng tải lớn. Ảnh: Phương Cường Hiện nay, trên lòng hồ thủy điện Hủa Na có hàng chục chiếc thuyền sắt chuyên thu mua, vận chuyển lùng. Ảnh Phương Cường Trước đây, để bảo tồn cây lùng, chính quyền có lệnh cấm khai thác loại cây thuộc nhóm tre nứa này. Đến tháng 6/2018, cây lùng ở Đồng Văn đã được cho phép khai thác trở lại… Hiện tại, mỗi tạ nứa lùng có giá từ 120-140 ngàn đồng tùy loại. Ảnh: Phương Cường Thời điểm này, tại Đồng Văn (Quế Phong), cảnh mua bán lùng diễn ra tấp nập. Ảnh: Phương Cường