(Baonghean.vn) - Nhiễm độc thai nghén là chứng bệnh chỉ phát sinh trong thời kì thai nghén, thường xảy ra ở 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối thai kì và có biến chứng nếu không điều trị tốt.


Dấu hiệu nhiễm độc thai nghén ở 3 tháng đầu thai kì cũng gần giống với dấu hiệu ốm nghén. Ốm nghén thường biểu hiện bằng tình trạng mệt mỏi, gầy, xanh, lợm giọng, buồn nôn, ứa ra nước dãi hoặc nôn ọe thực sự, người có thai có thể sợ hoặc thích ăn một món gì đó. Còn nhiễm độc thai nghén có diễn biến khác hẳn.

Tình trạng nhiễm độc có thể ngày một nặng hơn, đặc biệt là nôn mửa. Thai phụ nôn nhiều, ăn thứ gì vào là nôn hết ra thứ ấy, thậm chí nôn hết thức ăn rồi vẫn tiếp tục nôn ra nước dãi hoặc nôn khan. Do nôn nhiều và không ăn uống được nên cơ thể thai phụ bị mất nước, gầy sút trông thấy.


Dấu hiệu nhiễm độc thai nghén ở 3 tháng cuối thai kì thường là phù chân tay, protein niệu (chỉ số protein trong nước tiểu cao) và tăng huyết áp.


Nhiễm độc thai nghén nếu không được điều trị tốt sẽ dẫn đến tiền sản giật và sản giật.


Để hạn chế nguy cơ bị nhiễm độc thai nghén, chị em nên quan tâm hơn đến chế độ ăn uống của mình. Có một vài loại thực phẩm có tác dụng rất tốt trong việc này như: Hạt vừng đen giúp tăng khả năng miễn dịch qua trung gian tế bào; cà chua giúp giảm bớt thiệt hại ở da; rong biển tăng cường chức năng miễn dịch, chống gây đột biến; hạt tiêu giúp bảo vệ DNA (tuy nhiên, loại gia vị này không nên được tiêu thụ quá nhiều trong thời gian mang thai); tỏi giúp tăng sức đề kháng; đậu xanh giúp cơ thể bài tiết chất độc; nấm đen tốt cho ruột...


T.V (tổng hợp)