Nếu chân bạn đang bình thường trước đó, không có vết thương hở hay lây nhiễm ngoài da, bỗng một ngày xuất hiện vết loét, từ nhỏ đến lớn, từ ít đến nhiều, có tỉ lệ khác nhau. Đó là lúc, bạn thực sự phải đi gặp bác sĩ điều trị tiểu đường.
Nếu chân bạn đang bình thường trước đó, không có vết thương hở hay lây nhiễm ngoài da, bỗng một ngày xuất hiện vết loét, từ nhỏ đến lớn, từ ít đến nhiều, có tỉ lệ khác nhau. Đó là lúc, bạn thực sự phải đi gặp bác sĩ điều trị tiểu đường.
Triệu chứng này thường xuất hiện ở giai đoạn đầu của bệnh tiểu đường; mặc dù nó có ít ảnh hưởng đến cuộc sống thường nhật, nhưng cũng là một cảnh báo sớm về bệnh. Một khi chân có dấu hiệu này thì bạn nên kịp thời theo dõi lượng đường trong máu.
Khi ngón chân bỗng nhiên chuyển sang màu trắng, hoặc da chân có xu hướng sáng bệch hơn, rất có thể bạn đã bị bị tiểu đường. Lúc này, cần quan sát thêm các dấu hiệu khác trên cơ thể để phán đoán khả năng mắc bệnh. Nhưng vẫn nên đến bệnh viện kiểm tra để sớm điều trị.
Trải qua cảm giác tê hoặc ngứa ran ở bàn chân có thể là một trong những triệu chứng sớm của bệnh tiểu đường... Bởi mức đường huyết cao ở người mắc bệnh có thể dẫn đến tổn thương dây thần kinh nếu không được kiểm soát.
Khi mắc bệnh tiểu đường các mạch máu hoạt động không được thuận lợi, nếu đi bộ một đoạn dài sẽ có cảm giác đau ở vùng chân, dừng lại nghỉ một chút lại thấy đỡ. Tình trạng chân khập khiễng do tiểu đường gây ra… Bệnh nặng hơn, các mạch máu sẽ bị tắc nghẽn nhiều, tạo thành giai đoạn "nghỉ ngơi” cũng đau.