(Baonghean)- Phân bón hữu cơ Ong Biển được nông dân vùng Tây Nguyên, Nam Bộ hết sức tin tưởng đã có mặt tại Nghệ An, được bà con vùng phủ Quỳ xem là sự lựa chọn mới để phát triển nông sản sạch.
Sử dụng nguyên liệu đa hữu cơ cao cấp
Nhà máy sản xuất phân bón Ong Biển rộng hàng chục ha ở huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với Slogan hết sức độc đáo: “Bàn tay Việt, Công nghệ Việt”.
Dẫn chúng tôi đi tham quan, ông Trần Ngọc Nam - Tổng Giám đốc Công ty Đại Nam cho biết: Khu sản xuất phân bón rộng 24ha với quy trình công nghệ sản xuất bằng hệ thống cơ điện tử tự động, tất cả công đoạn từ khâu phối trộn nguyên liệu đến thành phẩm đều “bấm nút” nên số lượng công nhân trực tiếp chỉ có 10 lao động dành cho công việc đóng gói, may bao bì.
Điều đáng nói, đây là nhà máy do ông Nam độc lập nghiên cứu suốt 30 năm nên sản phẩm phân bón có nhiều tính năng khác biệt. Từ năm 2011 đến nay, Công ty đã đầu tư trên 200 tỷ đồng cho dây chuyền sản xuất tự động này, tất cả máy móc đều được nghiên cứu gia công lắp ráp trong nước và do chính tôi tự lên phương án thiết kế.
Hàng năm chào đón cả chục ngàn nông dân cùng một số nhà khoa học, giáo sư trong và nước ngoài. Nhiều nhà sản xuất phân bón, chuyên gia nông nghiệp đến từ Israel, Canada... sau khi tham quan đều đánh giá cao và đề nghị được làm đối tác.
Phân bón OBI - Ong Biển sử dụng nguyên liệu đa hữu cơ cao cấp, giàu chất dinh dưỡng từ phế phụ phẩm các nhà máy chế biến thủy sản, bùn sinh khối từ các loại chất thải lỏng sinh hoạt, chất thải gia súc gia cầm, kết hợp bã bùn, mật mía... Tất cả đều được thu gom và vận chuyển về xử lý tại Nhà máy xử lý chất thải của Công ty Đại Nam trước khi làm nguyên liệu sản xuất phân bón OBI - Ong Biển.
Nhà máy này đã đạt tiêu chuẩn của Bộ TN&MT với công suất xử lý trên 900.000m3/năm sử dụng công nghệ thủy phân với sự tham gia của tập đoàn vi sinh vật hữu ích đảm bảo hữu cơ được phân giải tối đa, hạn chế sâu bệnh hại và cỏ dại.
Đặc biệt, nhà máy được xây dựng kiên cố âm sâu dưới lòng đất 9m, nguồn thải sau thời gian xử lý từ 1 - 4 năm sẽ được vận chuyển về Nhà máy sản xuất phân bón Ong Biển để làm nguyên liệu sản xuất. Nguồn nguyên liệu này tiếp tục được xử lý nhằm loại trừ trường hợp ô nhiễm thứ cấp như nhiễm kim loại nặng hoặc vi sinh vật có hại.
Sản phẩm nông sản sạch
Đầu tháng 10 vừa qua, tại Khu du lịch sinh thái Mường Thanh - Diễn Lâm (Diễn Châu - Nghệ An), Công ty TNHH Thương mại - Sản xuất Đại Nam, đơn vị quản lý Nhà máy sản xuất phân bón Ong Biển (Tân Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu) đã tổ chức hội thảo sản xuất sản phẩm nông sản sạch nhằm phổ biến kỹ thuật canh tác nông nghiệp hữu cơ bền vững theo quy trình canh tác của phân bón Ong Biển.
Vấn đề sản xuất nông sản sạch hiện là đề tài rất được quan tâm nên đã thu hút 1.000 nông dân trồng cam, cà phê cùng đại diện chính quyền địa phương ở các huyện miền Tây Nghệ An Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Tân Kỳ, thị xã Thái Hòa.
Tại hội thảo, đích thân ông Trần Ngọc Nam - Tổng Giám đốc Công ty trình bày phương pháp canh tác nông nghiệp hữu cơ bền vững của Nhà máy sản xuất phân bón Ong Biển.
Theo đó, con đường canh tác nông nghiệp hữu cơ bền vững của phân bón Ong Biển là khuyến cáo bà con nông dân, nếu đã trồng cà phê, hồ tiêu, cam, mía... có sử dụng phân bón Ong Biển thì không nên sử dụng các loại phân bón vô cơ, các loại hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật khác nhằm sản xuất ra sản phẩm hữu cơ tuyệt đối mang giá trị thương phẩm cao.
Phương pháp canh tác đơn giản là chỉ bón phân OBI - Ong Biển và tưới nước. Theo ông Nam, con đường canh tác hữu cơ bền vững của phân bón Ong Biển sẽ chấm dứt mọi lo âu cho nhà nông bởi hai lý do.Thứ nhất, cây trồng không chỉ tăng năng suất mà chất lượng sản phẩm cũng đạt chất lượng cao. Đặc biệt, trong quá trình canh tác sẽ không tác động tiêu cực đến môi trường và sức khỏe người dân, bảo đảm an toàn thực phẩm cho người sử dụng. Thứ hai, con đường canh tác nông nghiệp hữu cơ bền vững sẽ làm tăng tuổi thọ cho các loại cây trồng công nghiệp dài ngày.
Ông Trần Ngọc Nam khẳng định: Khi sử dụng bón phân Ong Biển, cán bộ kỹ thuật của nhà máy sẽ đồng hành cùng bà con nông dân tính toán mức chi phí đầu tư phân bón sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Trong đó, tập trung giải đáp mọi thắc mắc trong bón phân, chăm sóc cây trồng và cách phân biệt phân bón giả. Đặc biệt, Công ty Đại Nam sẽ tư vấn, cung cấp những thông tin hữu ích về giá mua, giá bán nông sản hữu cơ sạch trong từng thời điểm để người trồng quyết định bán ra cho hợp lý.
1. Ông Doãn Hồng Quế (khối Tân Yên, thị trấn Nghĩa Đàn, huyện Nghĩa Đàn) cho biết: Vườn cam của gia đình ông những năm trước không hề cho quả, lá xoăn vàng, gia đình định đốn bỏ. Nhưng sau khi bón phân OBI - Ong Biển thì cây đã hồi sinh đạt trên 80% mà không hề phải bón thuốc bảo vệ thực vật. 2. Ông Trần Văn Tuấn 70 tuổi (xóm Minh Thành, xã Minh Hợp, Quỳ Hợp): Trải qua 15 năm trồng cam, chưa nghe thấy một loại phân nào tốt như phân OBI - Ong Biển. “Tôi trồng hai khu vực, một bên dùng phân Ong Biển không dùng thuốc, một bên sử dụng loại phân khác và thuốc BVTV, nhận thấy diện tích cam dùng Ong Biển lá xanh tốt, dày lá, lộc ra nhanh, nhiều”. 3. Nguyễn Văn Thành (SN 1977) ở xóm Minh Thành, xã Minh Hợp, Quỳ Hợp: Hiện nay gia đình có 10 sào cam Xã Đoài hỏng, quả ngơ, lá vàng gia đình định bỏ. Nhưng hôm nay đi dự hội thảo, sau khi nghe Tổng Giám đốc Nam nói rất quyết liệt: Với OBI - Ong Biển chỉ cần bón phân, tưới nước là hết. Nhất là được tận mắt chứng kiến những vườn cam tưởng như là đã nhổ bỏ, sau khi bón phân Ong Biển một thời gian đã trở lại xanh tốt. Tôi quyết định chọn phân bón Ong Biển để khôi phục lại vườn cam của gia đình. |
Thanh Thủy