(Baonghean.vn)-  Dự án nhà máy gỗ MDF được đầu tư xây dựng từ năm 2012, với tổng mức đầu tư 300 triệu USD. Để tạo vùng nguyên liệu bền vững, nhà máy sẽ có nhiều chính sách hỗ trợ người dân.

Tại Hội nghị phát triển vùng nguyên liệu gỗ cung cấp cho nhà máy gỗ MDF do UBND huyện Nghĩa Đàn tổ chức chiều 25/11, các đại biểu đã nghe lãnh đạo UBND huyện, nhà máy gỗ MDF thông báo cơ chế chính sách của Công ty trong việc  hỗ trợ, liên doanh, liên kết với các đơn vị, hộ cá thể đang trồng rừng phục vụ dự án, đảm bảo khai thác một cách khoa học, có hiệu quả diện tích rừng trồng, góp phần nâng cao thu nhập của người trồng rừng.

Để phát triển vùng nguyên liệu gỗ bền vững, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho nhân dân, nhà máy gỗ MDF tiếp tục có những cơ chế chính sách thông thoáng từ khâu trồng đến chăm sóc và tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo hợp lý, hài hòa giữa doanh nghiệp và người trồng rừng.

Bên cạnh đó, huyện Nghĩa Đàn cũng có cơ chế chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất để Công ty thực hiện dự án phát triển vùng nguyên liệu gỗ trên địa bàn.

images1415812_images1394996_2_d_y_chuy_n_s_n_xu_t_v_n_gh_p_thanh_t_i_nh__m_y_g__ngh__an.jpgDây chuyền sản xuất ván ghép thanh tại Nhà máy chế biến gỗ Nghệ An. Ảnh: Hải Yến

Dự án Nhà máy gỗ MDF có 2 dây chuyền là máy ván thanh có công suất thiết kế 12.000 mét khối/năm, công suất tiêu thụ 30.000 mét khối/năm và nhà máy MDF có công suất thiết kế 130.000 mét khối/năm, công suất tiêu thụ 240.000 mét khối/năm. Để ổn định nguồn nguyên liệu cho nhà máy hoạt động, ngoài 33.000ha rừng nguyên liệu của UBND tỉnh, nhà máy cũng rất cần sự quan tâm hợp tác của các lâm trường, các doanh nghiệp, các hộ nhận khoán và chăm sóc rừng trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn.

Nghĩa Đàn hiện có gần 19.012,8 ha rừng trồng. 

Tại hội nghị, các đại biểu đã đưa ra nhiều ý kiến xây dựng cơ chế, chính sách giá thu mua nguyên liệu của Công ty. 

Minh Thái 

TIN LIÊN QUAN