Theo Forbes, tỷ lệ để cả ba hiện tượng này cùng lúc diễn ra là 0,042% lần trăng rằm, nghĩa là 2.380 lần trăng tròn, tương đương khoảng 265 năm mới có một sự kiện như thế này.
Nguyệt thực toàn phần sẽ quay trở lại vào ngày 27/7/2018. Người dân ở Nam Mỹ, châu Âu, Australia, châu Phi và châu Á sẽ có cơ hội quan sát hiện tượng này.
Siêu trăng là hiện tượng mặt trăng ở vị trí gần trái đất nhất trong quỹ đạo của nó vào đúng ngày trăng tròn khiến mặt trăng trông to và rõ ràng hơn thường lệ.
Nguyệt thực toàn phần (Trăng máu) là hiện tượng xảy ra khi mặt trời, trái đất và mặt trăng cùng nằm trên một đường thẳng. Bóng của trái đất bao phủ lên mặt trăng tạo cho nó một màu đỏ như máu.
Trăng xanh chỉ việc mặt trăng tròn xuất hiện lần thứ hai trong cùng một tháng. Trong tháng 1/2018, sẽ có hai ngày trăng tròn là ngày 1/1 và 31/1, vì thế trăng tròn ngày 31/1 được gọi là trăng xanh.
Hôm nay 31/1/2018 là lần đầu tiên sau 150 năm trăng xanh và nguyệt thực toàn phần hội tụ cùng ngày.
Việc quan sát hiện tượng thiên văn kỳ thúc hôm nay cũng hoàn toàn an toàn cho mắt và không gặp bất cứ trở ngại gì. Người quan sát hiện tượng nguyệt thực chỉ cần tìm chỗ thoáng đãng, ít ánh đèn là có thể chiêm ngưỡng toàn bộ hiện tượng.