Những ngày mùa này, bà con nông dân thường chở lúa lên các tuyến đường lớn gần nhà để phơi. Theo quan sát của chúng tôi, dịp này trên Quốc lộ 46C ven sông Lam từ Nam Đàn đi Hưng Nguyên có rất nhiều hộ dân phơi lúa. Ảnh: Huy Thư Mỗi gia đình tự chọn cho mình một đoạn đường thích hợp, tổ chức quét dọn và đưa lúa đến phơi. Hai đầu những đoạn đường được phơi lúa cũng như phần tiếp giáp với tâm đường, bà con thường dùng củi, gạch đá... dựng vật cản cảnh báo, mục đích là để các phương tiện giao thông không đi lên lúa. Ảnh: Huy Thư Một số gia đình vô tư mang gốc cây lên đặt giữa đường, chiếm dụng lòng đường, trông rất phản cảm. Trong trường hợp này, các phương tiện tham gia giao thông sẽ đi chung làn đường còn lại. Ảnh: Huy Thư Dường như người dân gặp đồ vật nào thì bê thứ đó lên đường làm vật cản luôn và họ không nghĩ rằng như vậy vi phạm Luật Giao thông đường bộ hay đó chính là nguy cơ gây tai nạn giao thông cho người khác. Ảnh: Huy Thư Có gia đình ở xã Hùng Tiến (Nam Đàn) đã khiêng cả két vỏ chai bia lên đặt giữa đường, hy vọng ô tô và các phương tiện giao thông sẽ không đi lên số lúa đang phơi. Ảnh: Huy Thư Thậm chí có hộ dân xã Hùng Tiến (Nam Đàn) còn khiêng cả bốc bia cao đặt giữa đường để làm vật cảnh giới. Ảnh: Huy Thư Một hộ dân ở xã Xuân Lam (Hưng Nguyên) còn mang nguyên cả một cây tre lên đặt ngang trên Quốc lộ 46C, một đầu gác lên ta tuy đường. Ảnh: Huy Thư Ngoài biến đường thành sân phơi, có hộ dân còn ngang nhiên kéo điện lên Quốc lộ 46C để quạt lúa. Ảnh: Huy Thư Dịp này không chỉ Quốc lộ, mà một số tỉnh lộ, huyện lộ... đều bị người dân dựng vật cản chiếm dụng lòng đường để phơi, tuốt, quạt lúa.... Thực tế cho thấy, việc phơi lúa, rơm rạ, dựng vật cản giữa lòng đường không chỉ là thói quen xấu, thiếu ý thức của người dân mà còn là hành vi vi phạm pháp luật. Thiết nghĩ, cùng với công tác tuyên truyền, nhắc nhở, thời gian tới, các ngành chức năng cần kiên quyết hơn nữa trong xử phạt các trường hợp cố tình vi phạm. Đây cũng là biện pháp nhằm nâng cao ý thức của mỗi người dân, để mùa gặt không còn là nỗi ám ảnh, sợ hãi của những người tham gia giao thông. Ảnh: Huy Thư Theo Điểm đ, Khoản 1, Điều 203 Bộ luật Hình sự: Người nào có hành vi lấn chiếm, chiếm dụng vỉa hè, lòng đường cản trở giao thông đường bộ, gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ 5 - 30 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm.