(Baonghean) - M và Hàn Quc đã bt đu cuc tp trn ln chưa tng có, kéo dài trong 2 tháng. Mc dù đưc thông báo là hot đng thưng niên, nhưng không khó đ nhn ra mc đích răn đe Triu Tiên đng sau cuc tp trn này. V phía Triu Tiên, li cnh báo s tn công ph đu, thm chí là s dng vũ khí ht nhân, làm dy lên lo ngi v kch bn xu nht có th xy ra trên bán đo Triu Tiên.

Lính Hàn Quốc và Mỹ tham gia tập trận. Ảnh Daily Mail.

Nóngcàng thêm nóng

Cuộc tập trận chung giữa Mỹ và Hàn Quốc được chia làm 2 phần, gồm “Giải pháp then chốt” và “Đại bàng Non”, kéo dài tới ngày 30/4. Đây là cuộc tập trận có quy mô lớn nhất kể từ sau sự kiện Triều Tiên dùng ngư lôi tấn công tàu hộ tống Cheonan của Hàn Quốc vào năm 2010.

Trong "Giải pháp then chốt"với tình huống giả định về một vụ tấn công của Triều Tiên, Mỹ và Hàn Quốc sẽ tiến hành các bài tập nhằm rèn luyện khả năng vô hiệu hóa vũ khí hủy diệt hàng loạt cũng như chuẩn bị cho quân đội đồng minh thực hiện chiến dịch đáp trả phủ đầu nước này.

Cuộc tập trận của Mỹ và Hàn Quốc diễn ra vào thời điểm tình hình trên bán đảo Triều Tiên đang hết sức căng thẳng, sau khi Hội đồng Bảo an LHQ thông qua Nghị quyết trừng phạt mạnh tay nhất trong vòng 20 năm qua nhằm vào Triều Tiên.

Địa hình tập trận Mỹ - Hàn. Ảnh: BBC.

Sự tham gia của 300.000 binh sĩ Hàn Quốc, 15.000 lính Mỹ, sự xuất hiện của tàu sân bay hạt nhân USS John C.Stennis và hàng loạt khí tài hiện đại khác cùng với kịch bản giả định chưa từng xuất hiện trước đây cho thấy mục đích “thị uy” rõ rệt của cuộc tập trận lần này.

Dù Mỹ và Hàn Quốc khẳng định đây là cuộc tập trận thường niên hoàn toàn mang tính chất phòng thủ, nhưng Triều Tiên không “ngờ nghệch” đến mức không nhận ra dụng ý thực sự đằng sau. Quốc gia này thậm chí còn “phóng đại” lên thành “một cuộc tập dượt nhằm chuẩn bị cho các hành động xâm lược Triều Tiên”.

Như mọi lần, Triều Tiên lập tức phản ứng gay gắt, đe dọa một cuộc tấn công toàn diện chống lại liên quân Mỹ - Hàn bởi tình hình đã đến “giai đoạn nghiêm trọng không thể kiểm soát”. Ủy ban Quốc phòng Triều Tiên cảnh báo rằng các mục tiêu chủ yếu của Hàn Quốc đang nằm trong tầm ngắm của Triều Tiên.

Triều Tiên còn tỏ thái độ gay gắt hơn khi lần này, các phương tiện tấn công hạt nhân nhắm vào căn cứ quân sự của Mỹ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương và lục địa Mỹ đã trong tình trạng sẵn sàng khai hỏa.

Dù chưa biết năng lực hạt nhân thực sự của Triều Tiên nhưng nguy cơ về một cuộc chiến tranh hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên khiến dư luận quốc tế lo ngại.

Nguy cơ quân scn k?

Khẩu chiến, đe dọa lẫn nhau giữa Hàn Quốc và Triều Tiên được dư luận quốc tế xem như chuyện “đến hẹn lại lên” mỗi khi các cuộc tập trận Mỹ - Hàn Quốc diễn ra. Nhưng tình hình lần này khác hơn rất nhiều, khi Triều Tiên vừa hứng chịu một lệnh trừng phạt vô cùng khắc nghiệt của Hội đồng Bảo an LHQ - lần này có cả tiếng nói của Trung Quốc.

Hàn Quốc còn sắp công bố các biện pháp nặng nề hơn với Triều Tiên, trong đó cấm mọi tàu bè đã đến Triều Tiên cập cảng Hàn Quốc, các cá nhân hay tổ chức của Triều Tiên bị nghi ngờ có tham gia vào chương trình phát triển vũ khí cũng bị đưa vào danh sách đen.

Căn cứ vào cách hành xử của Triều Tiên trước đây, đó là càng bị dồn ép, Triều Tiên càng phản kháng mạnh, nhiều người dự đoán lần này Triều Tiên sẽ không “doạ suông”.

Triều Tiên thử tên lửa tại một địa điểm chưa xác định. Ảnh The Telegraph.

Minh chứng rõ ràng nhất chính là việc Triều Tiên bắn thử pháo tầm ngắn xuống vùng biển giữa 2 miền ngay khi Hội đồng Bảo an LHQ thông qua Nghị quyết trừng phạt.

Tình hình trên bán đảo Triều Tiên sẽ bị đẩy xa đến đâu? Rất khó có thể dự đoán trước những bước đi tiếp theo của Triều Tiên, nhưng nhiều nhà phân tích cho rằng, nhà lãnh đạo Kim Jong-un sẽ không để mọi chuyện vượt tầm kiểm soát đến mức nổ ra một cuộc chiến tranh toàn diện.

Các nhà phân tích cho rằng nếu diễn biến trên bán đảo Triều Tiên bị đẩy xa hơn, cũng sẽ chỉ dừng lại ở những vụ đấu pháo lẻ tẻ và dè dặt – thậm chí các bên còn phải tính toán để những quả pháo đó… ít gây thương vong nhất.

Có điều khá chắc chắn là Triều Tiên sẽ không từ bỏ chương trình hạt nhân của mình. Một khi các bên vẫn giữ quan điểm khác nhau về vấn đề này, cộng với những mâu thuẫn lịch sử, những bất đồng ngày một dồn nén, diễn biến trên bán đảo Triều Tiên sẽ tiếp tục là chuỗi dài nóng-lạnh bất thường.

Chấp nhận quy luật đó, điều mà người ta có thể hy vọng hiện giờ là sự kiềm chế của các bên, không tiếp tục khơi lên những nút thắt mâu thuẫn mới.

Thúy Ngọc

TIN LIÊN QUAN