Họ mưu sinh chủ yếu bằng nương rẫy, hái lượm và săn bắn. Năm 2006, Nhà máy thủy điện Bản Vẽ hình thành, người Ơ Đu được di dời về tái định cư tại bản Văng Môn, xã Nga My, huyện Tương Dương.
Người Ơ Đu mưu sinh chủ yếu bằng nương rẫy, hái lượm và săn bắn. Năm 2006, Nhà máy Thủy điện Bản Vẽ hình thành, người Ơ Đu được di dời về tái định cư tại bản Văng Môn, xã Nga My, huyện Tương Dương. Trong ảnh là Nhà văn hóa cộng đồng bản Văng Môn. Ảnh: Đình Tuân
Sau những năm về định cư tại vùng đất mới, người Ơ Đu đã dần thay đổi nếp nghĩ, cách làm để thích ứng với cuộc sống. Ảnh: Đình Tuân
Trong sản xuất, sinh hoạt người Ơ Đu vẫn còn giữ được nhiều nét văn hóa của dân tộc mình. Ảnh: Đình Tuân
Phần lớn nam giới người Ơ Đu đều biết đan chài lưới để đánh bắt cá. Đây cũng là truyền thống của cộng đồng này. Ảnh: Đình Tuân
Người Ơ Đu hiện nay đã quen với việc chăn nuôi đại gia súc. Ảnh: Đình Tuân
Thay vì chăn thả rông gia súc trong rừng, bà con đã nuôi nhốt và tự trồng cỏ voi, cỏ sữa làm thức ăn cho chúng. Trong ảnh người Ơ Đu gùi cỏ về cho bò. Ảnh: Đình Tuân
Vườn rau của người dân Ơ Đu ở bản Văng Môn. Ảnh: Đình Tuân
Một phụ nữ Ơ Đu chăm sóc vườn rau xanh. Ảnh: Đình Tuân
Nhiều ngôi nhà của bà con Ơ Đu không khác mấy so với đồng bào dân tộc Thái. Điều này cho thấy văn hóa của cộng đồng này theo thời gian đã bị pha trộn, xâm lấn. Ảnh: Đình Tuân