Người Mông vùng biên háo hức với “cây đổi đời“ ảnh 1
Với tổng diện tích 42 ha, từ năm 2016 đến nay, cây chanh leo dần phủ kín các sườn núi ở đỉnh Huồi Cọ. Ảnh: Hồ Phương
. Từ khoảng giữa tháng 6 đến tháng 8 hàng năm là thời gian mà người Mông ở Huồi Cọ thu hoạch chanh leo. Hiện nay đã có 28 trên tổng số 46 hộ dân bản Huồi Cọ tham gia trồng loài cây ăn quả ngắn ngày này. Ảnh: Đào Thọ
Phù hợp với điều kiện tự nhiên, lại được sự giúp đỡ tận tình của các ngành chức năng về kỹ thuật chăm sóc cây, nên cây chanh leo ở bản Huồi Cọ cho năng suất cao. Ảnh: Đào Thọ
Những trẻ em người Mông tranh thủ kỳ nghỉ hè giúp gia đình thu hoạch chanh leo. Ảnh: Hồ Phương
Hiện nay, giá bán trung bình của quả chanh leo tại bản là hơn 10.000 đồng/1kg. "Nếu loại quả đẹp sẽ được bán với giá 20.000 đồng/kg. Mặc dù chưa hết vụ thu hoạch nhưng đã có nhiều gia đình thu được hơn 50 triệu đồng" - Ông Và Khùa Đớ, Trưởng bản Huồi Cọ cho biết. Ảnh: Đào Thọ
Do đường lên bản còn khó khăn nên quả chanh leo được đóng bì và dùng xe máy vận chuyển xuống QL 16 để nhập cho công ty. Ảnh: Đào Thọ
Nhờ được hướng dẫn tận tình của cán bộ nông nghiệp, người dân bản Huồi Cọ đã biết thường xuyên kiểm tra cây để có phương án xử lý kịp thời đối với loài cây dễ chịu ảnh hưởng của sâu bệnh này. Ảnh: Đào Thọ.
Với cây chanh leo, bệnh nấm ở gốc cây là "kẻ thù" nguy hiểm nhất, vì thế người dân luôn phải bới gốc cây để kiểm tra. Ảnh: Đào Thọ
Diện tích cây chanh leo đang nhanh chóng được mở rộng, lượng người dân tham gia trồng loài cây "đổi đời" Huồi Cọ cũng tăng lên hằng năm. Ảnh: Hồ Phương