Lập sào ngáng đường, chặn xe chở đá
Từ năm 2017 đến nay, người dân xóm 4 và xóm 5, xã Trù Sơn, huyện Đô Lương đã 2 lần làm sào chắn ngăn ô tô chở đá qua lại đường liên xã, gây mất an toàn giao thông và an ninh trật tự ở địa phương.
Từ năm 2017 đến nay, người dân xóm 4 và xóm 5, xã Trù Sơn, huyện Đô Lương đã 2 lần làm sào chắn ngăn ô tô chở đá qua lại đường liên xã, gây mất an toàn giao thông và an ninh trật tự ở địa phương.
Nguyên nhân vụ việc được người dân 2 xóm nói trên cho biết: Trong hơn 2 năm qua, lưu lượng ô tô vận chuyển của 4 công ty khai thác 3 mỏ đá trên địa bàn quá lớn đã khiến cho tuyến đường liên xã xuống cấp trầm trọng, đi lại khó khăn; gây bụi bặm, tiếng ồn, làm ô nhiễm môi trường sống của người dân. Việc lập sào chắn đường là biện pháp gây sức ép để các cấp, ngành liên quan tu sửa lại tuyến đường này...
Cơ sở để ông Chủ tịch UBND xã Trù Sơn hứa với người dân là: Dự án làm 1,7km đoạn đường trên đã được các cấp phê duyệt với dự toán 4,4 tỷ đồng. 4 doanh nghiệp khai thác đã cam kết với xã sẽ cung cấp phần vật liệu là đá làm đường khi triển khai dự án, theo dự toán khoảng 800 triệu đồng. Trong quý I/2018, việc đấu giá đất sẽ được phê duyệt và qua đấu giá đất, xã Trù Sơn có nguồn vốn đối ứng (dự kiến 1,6 tỷ đồng) để tu sửa đường.
Ông Nguyễn Thụy Chính cho biết: Hết quý I/2018, địa phương vẫn chưa thể triển khai đấu giá đất. Xe của 3 công ty khai thác vẫn liên tục hoạt động trên tuyến đường từ 3 giờ sáng đến 20 giờ đêm mỗi ngày, trong khi các biện pháp san lấp, tưới nước tỏ ra thiếu hiệu quả. Cho rằng UBND xã thất hứa, ngày 6/4/2018, người dân 2 xóm tiếp tục ra dựng sào chắn chặn ô tô chở đá lưu thông. Chính quyền địa phương đã vận động nhân dân tháo dỡ; tuy nhiên tối 11/4, người dân tiếp tục dựng sào chặn đường.
Nhằm tìm ra giải pháp lâu dài, chiều 12/4, UBND xã Trù Sơn tiếp tục tổ chức đối thoại lần 2 với người dân 2 xóm có sự tham gia của lãnh đạo huyện Đô Lương và các phòng, ban chức năng.
Tại hội nghị này, đồng chí Ngọc Kim Nam - Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Đô Lương đã khẳng định: Đến ngày 30/4/2018, huyện Đô Lương sẽ hoàn tất hồ sơ và đến ngày 30/5/2018 sẽ khởi công xây dựng, tu sửa tuyến đường. Việc phân bổ nguồn vốn, UBND huyện chỉ đạo các ngành làm theo quy định cũng như phối hợp với 4 công ty để thực hiện. Tuy nhiên người dân cần nhận thức rõ, việc lập sào chắn đường của các hộ dân 2 xóm là trái với quy định của pháp luật.
Kiến nghị của địa phương
Khẳng định của Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện đã nhận được sự tán đồng cao của người dân. Ngay sau hội nghị đối thoại, người dân 2 xóm đã chấp hành và tự nguyện tháo dỡ các rào chắn.
Ông Nguyễn Thụy Chính - Chủ tịch UBND xã Trù Sơn cho hay: “Để xây dựng, tu sửa tuyến đường xã cần phải bỏ vào khoảng 1,6 tỷ đồng. Nguồn vốn này sẽ có sau khi đấu giá đất. Thực tế ngân sách hoạt động xã rất khó khăn, còn rất nhiều công trình phải trông chờ vào nguồn đấu giá đất này. Trong khi đó, phần lớn nguồn phí môi trường do các công ty khai thác mỏ đá nộp chưa được sử dụng để làm đường... Bởi hiện nay chúng ta chưa thực hiện đúng theo Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17/11/2010 và Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khoáng sản”.
Khẳng định của Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện đã nhận được sự tán đồng cao của người dân. Ngay sau hội nghị đối thoại, người dân 2 xóm đã chấp hành và tự nguyện tháo dỡ các rào chắn.
Ông Nguyễn Thụy Chính - Chủ tịch UBND xã Trù Sơn cho hay: “Để xây dựng, tu sửa tuyến đường xã cần phải bỏ vào khoảng 1,6 tỷ đồng. Nguồn vốn này sẽ có sau khi đấu giá đất. Thực tế ngân sách hoạt động xã rất khó khăn, còn rất nhiều công trình phải trông chờ vào nguồn đấu giá đất này. Trong khi đó, phần lớn nguồn phí môi trường do các công ty khai thác mỏ đá nộp chưa được sử dụng để làm đường... Bởi hiện nay chúng ta chưa thực hiện đúng theo Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17/11/2010 và Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khoáng sản”.
Theo ông Chính, theo luật và nghị định, đáng lý xã Trù Sơn cần được hỗ trợ riêng. Thế nhưng, hiện tại, tiền phí bảo vệ môi trường địa phương được phân khai về tất cả các xã, thị trong huyện – những địa phương không có mỏ đá, không bị ảnh hưởng trực tiếp. Theo mục lục ngân sách, số tiền phí môi trường công ty nộp xã được hưởng (chỉ 1/3 công ty đóng) lần lượt các năm là: Năm 2015 là 20 triệu đồng, năm 2016 là 40 triệu đồng, năm 2017 là 62 triệu đồng... Số tiền này xã chỉ đủ chi vào hoạt động vệ sinh môi trường, tưới nước tránh bụi...
Một lãnh đạo của huyện Đô Lương kiến nghị: Việc phân chia phí bảo vệ môi trường ở Nghệ An hiện đang thực hiện theo Nghị quyết số 31/2016/NQ-HĐND ngày 16/12/2016, về việc Ban hành quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách tỉnh Nghệ An năm 2017, ổn định đến năm 2020. Ở Điều 5 Nghị quyết số 31 về tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu giữa các cấp với phí môi trường, ngân sách tỉnh thu 50%, ngân sách cấp huyện thu 40% và xã là 10%... Vẫn biết tất cả các khoản thu đều phục vụ cho sự nghiệp chung, thế nhưng cũng cần có những quy định ưu tiên hơn cho những địa phương bị ảnh hưởng trực tiếp bởi hoạt động khoáng sản”.
Một lãnh đạo của huyện Đô Lương kiến nghị: Việc phân chia phí bảo vệ môi trường ở Nghệ An hiện đang thực hiện theo Nghị quyết số 31/2016/NQ-HĐND ngày 16/12/2016, về việc Ban hành quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách tỉnh Nghệ An năm 2017, ổn định đến năm 2020. Ở Điều 5 Nghị quyết số 31 về tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu giữa các cấp với phí môi trường, ngân sách tỉnh thu 50%, ngân sách cấp huyện thu 40% và xã là 10%... Vẫn biết tất cả các khoản thu đều phục vụ cho sự nghiệp chung, thế nhưng cũng cần có những quy định ưu tiên hơn cho những địa phương bị ảnh hưởng trực tiếp bởi hoạt động khoáng sản”.