1. Nguy cơ tăng huyết áp

5747370_7122018.jpg
Nếu bạn ngồi lâu trong tư thế bắt chéo chân, áp lực máu trong cơ thể sẽ tăng lên. Chính vì vậy, dù bạn không có vấn đề về huyết áp, thì bạn cũng nên tránh ngồi tư thế này để giúp cơ thể khỏe mạnh hơn và ngăn ngừa các rối loạn tuần hoàn. Đối với những người có tiền sử về bệnh tim càng phải hạn chế tư thế ngồi này vì chúng dễ gây ra các hiện tượng suy tim và suy hệ tuần hoàn.

2. Ảnh hưởng khung xương chậu

Kéo dài tư thế ngồi chéo chân làm cho các cơ bắp đùi trong ngắn hơn cơ bắp đùi bên ngoài, và có nguy cơ làm lệch các khớp ra khỏi vị trí đúng của nó. Đối với phụ nữ, chúng có khả năng gây chấn thương và ảnh hưởng đến xương chậu, tác động xấu đến khả năng làm mẹ...
 

3. Suy giãn tĩnh mạch

Vì sao ngồi vắt chéo chân lại gây suy giãn tĩnh mạch? Các bác sỹ cho rằng, nhiều van nhỏ li ti trong các mạch máu vốn giúp ngăn ngừa máu không chảy sai hướng, khi ngồi vắt chân, sẽ gia tăng áp lực tĩnh mạch và các van đó thu hẹp và yếu dần, khiến chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch vùng chân bị suy giảm.
4. Liệt dây thần kinh mác
Ngồi vắt chéo chân trong thời gian tương đối dài có thể gây ra bại thần kinh mác. Nó gây ra hiện tượng “foot drop”- mất khả năng nhấc mũi bàn chân hay ngón chân và gây tê cứng cổ chân tạm thời. Một nghiên cứu ở Hàn Quốc qua kiểm tra nhiều bệnh nhân cũng chỉ ra rằng ngồi chéo chân hàng giờ đồng hồ sẽ gây ra hiện tượng tê chân và ‘foot drop’.

5. Thoái hóa lưng và cổ

Ngồi với tư thế bắt chéo chân lâu quá ba giờ mỗi ngày có thể khiến bạn dễ mỏi lưng, đau cổ và nhức hông. Nếu bị ở thắt lưng, người bệnh thường đau phần dưới của lưng âm ỉ, có thể đau đột ngột sau khi mang vác nặng, sau khi vận động nhiều, sau khi thay đổi tư thế hoặc thay đổi thời tiết. Đau liên tục hoặc từng đợt, hay tái phát, có khi đau phối hợp với đau thần kinh tọa. Cột sống thắt lưng có thể biến dạng, vẹo làm hạn chế vận động.