(Baonghean) - Sinh ra trong một gia đình không có ai theo con đường nghệ thuật nhưng Nghệ sỹ Minh Thành sớm bộc lộ tố chất sân khấu của mình. Đó là giọng hát ngọt ngào trời phú, là gương mặt ăn sân khấu, đẹp đằm thắm mà có phần đa đoan.

 » Linh mục Nguyễn Đình Thục kích động giáo dân
 

Cô gái Nghệ bén duyên với cải lương

Từ thời niên thiếu, Minh Thành đặc biệt yêu thích những làn điệu truyền thống như cải lương, dân ca ví, giặm. Vì đam mê nên sau khi tốt nghiệp THCS, chị đã chọn con đường nghệ thuật dù chị biết nghiệp ca hát không hề đơn giản. Khi còn học ở Trường Văn hóa nghệ thuật, Minh Thành đã mạnh dạn thử giọng để đầu quân cho Đoàn cải lương Bông Sen Trắng.

Dù cải lương không phải là môn sở trường của Minh Thành nhưng với âm vực thanh quản trời phú nên khi thi vào Bông Sen Trắng, chị đã được đánh giá là giọng cải lương có tố chất. Trong suốt 6 năm đầu quân cho Đoàn cải lương Bông Sen Trắng, Minh Thành đã đảm nhận nhiều vai diễn có sức nặng. Đặc biệt, mới 16 tuổi với nhân vật bé Lê Giang trong vở “10 năm cô đơn” chị đã được Bộ Văn hóa, vinh danh Nghệ sỹ trẻ tài năng. 

images1840767_bna_58ba46dbab9e8.jpgNghệ sỹ Minh Thành trong không gian diễn xướng gần gũi. Ảnh nhân vật cung cấp.

Thế rồi cơn sóng cải lương đã dần mai một khi Đoàn nghệ thuật Bông Sen Trắng bị giải thể, “đó là xu hướng và đó cũng là chiến lược dài hơi cho nền nghệ thuật dân gian tỉnh nhà” - Minh Thành cho biết.

Lúc ấy Đoàn Nghệ thuật Bông Sen Trắng sáp nhập với Đoàn dân ca Nghệ Tĩnh, nhờ tố chất có sẵn, Minh Thành nhanh chóng hòa nhập với vai trò mới trước sự thán phục và mến mộ của nhiều người.

“Nói là nhanh nhưng để có thể bắt nhịp với dân ca không hề đơn giản bởi một người “có giọng” nếu chỉ ngân lên một vài giai điệu thì có vẻ dễ, nhưng để có thể hát được hay, hát bằng tinh thần của một người Nghệ yêu và hiểu dân ca thì không đơn giản chút nào” – Minh Thành bộc bạch. 

Và những vai diễn để đời

Từ khi vào Đoàn dân ca, Minh Thành đã đảm nhận rất nhiều vai chính trong các vở diễn. Những vai diễn để đời của chị có thể kể đến như vai Liên trong vở Vũ Cán đoạt HCV Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp năm 2003; vai Hằng trong vở Người thi hành án tử đoạt HCV Hội diễn chuyên nghiệp năm 2010. Tất cả những vai diễn này chị đều thể hiện hết khả năng, cả về diễn xuất lẫn yếu tố về giọng hát.

Tuy nhiên, vai diễn mà chị không được huy chương của kỳ liên hoan nào nhưng lại nhận được rất nhiều huy chương trong lòng khán giả đó là vai vợ ba Bá Kiến trong vở Chí Phèo, và vai bà hai trong vở “Một ông hai bà”.

Nói về vai bà Ba vợ Bá Kiến trong vở Chí Phèo, Minh Thành vô cùng tâm đắc bởi đây là vai phản diện đầu tiên chị đảm nhận nhưng nhờ sự đầu tư kỹ lưỡng chị đã vào vai hết sức thành công khi lột tả được những góc cạnh ẩn sâu trong một người phụ nữ nổi loạn dưới chế độ phong kiến.

Để có được nhiều huy chương trong lòng khán giả, người nghệ sỹ hát dân ca không chỉ là người yêu dân ca, người trăn trở để cách điệu hóa nó trên sân khấu mà phải là người chuyên chở được những nét đẹp đời sống lên sân khấu ca kịch để người xem có thể cảm thụ những thông điệp mà nó mang đến một cách đơn giản, dễ hiểu nhất.

Vì thế, dù khi chỉ được giao một vai diễn nhỏ nhưng chị luôn trăn trở tìm tòi làm sao vai diễn đó đa sắc nhất để ai cũng có thể tìm thấy mình trong đó.

Nghệ sỹ Minh Thành trong ngày công bố dân ca ví, giặm được UNESSCO vinh danh. Ảnh nhân vật cung cấp.

Vì thế, với vai diễn Linh trong Thầy và trò vừa được HCV Hội diễn chuyên nghiệp năm 2016, chị chỉ xuất hiện rất ít lại chỉ là tuyến nhân vật một chiều nhưng chị đã cố gắng đầu tư để Linh hiện lên sống động nhất, tạo trục chính cho toàn bộ tác phẩm. Vì thế khi HCB dành cho vai nữ chính là Linh trong Thầy và trò hết sức xứng đáng.

Minh Thành cho biết: “Vở diễn Thầy và trò sắp được lên sóng VTV 1” nên bây giờ chị và đoàn đang khẩn trương tập luyện. Mỗi khi có vở để diễn chị lại cảm thấy mình được sống bằng những nguồn năng lượng mới.

Từ nguồn năng lượng này mà Minh Thành đã ấp ủ cho mình những dự định mới trong tương lai. “Tôi đang tập tễnh bước vào nghề chuyển thể biên kịch và cũng đã có một vài chuyển thể được anh, chị em trong đoàn và các CLB dân ca trên địa bàn tỉnh đón nhận.

Và để có thể bước vào chặng đường mới này một cách tự tin nhiều năng lượng thì còn cần nhiều hơn nữa sự học hỏi tìm tòi trong cả văn học lẫn đời sống”.

Theo chị, điều mà đời sống cần nhất ở một người nghệ sỹ hát dân ca là trao đến cho khách thể vai trò chủ thể, trả lại không gian diễn xướng cho người lao động. Điều này, theo nghệ sỹ Minh Thành, biên kịch là vùng đất thuận lợi nhất để hiện thực hóa những trăn trở đó.

Thanh Nga

TIN LIÊN QUAN