Theo đó, nếu đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp khiến các doanh nghiệp thuộc KCN các tỉnh buộc phải tạm thời dừng hoạt động hoặc thu hẹp sản xuất thì tỉnh có kế hoạch, phương án đón con em trở về vừa đảm bảo yêu cầu phòng dịch Covid-19 và sử dụng lâu dài.

Theo số liệu báo cáo sơ bộ của Phòng Lao động - Việc làm, Sở LĐ-TB&XH Nghệ An, đến tháng 6 năm 2021, tỉnh Nghệ An có khoảng 50.000 lao động đang làm việc tập trung tại KCN các tỉnh, trong đó, gần 24.000 lao động tại các tỉnh phía Bắc đang có dịch. Cụ thể, nhiều nhất là tỉnh Bắc Ninh là 14.002 người, Hải Dương 3.249 người, Bắc Giang 2.491 người...
bna_maymac5709844_28520211134991_2462021.jpgCác doanh nghiệp dệt may có nhu cầu lao động lớn nên khi dịch bệnh xảy ra, cùng với tuyển mới, cần có phương án sắp xếp lại nhà xưởng để đảm bảo an toàn phòng dịch và duy trì sản xuất. Ảnh: P.V
Ngoài các tỉnh khu vực phía Bắc, khu vực phía Nam như TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai... có khoảng 25.000 lao động Nghệ An đang làm việc tại các KCN. Nghệ An đang theo dõi sát diễn biến đợt dịch Covid-19 tại các tỉnh này để chủ động xây dựng kế hoạch đón các lao động trở về quê làm ăn, sinh sống khi cần thiết.
 

Ở chiều ngược lại, trên địa bàn Nghệ An hiện có trên 1.500 lao động ngoại tỉnh đang làm việc, trong đó, gần 440 lao động kỹ thuật, chuyên gia nước ngoài và 1.270 lao động các tỉnh. Trong số các tỉnh có lao động làm việc tại Nghệ An, nhiều nhất là Hà Tĩnh gần 400 người, Thanh Hóa 225 người; tiếp theo là các địa phương như Thái Nguyên 82 người, Hà Nội 49 người, Sơn La 48 người, Nam Định 45 người…

Mấy năm gần đây là động Nghệ An làm trong Nam có xu hướng dịch chuyển về các tỉnh phía Bắc cho gần nhà hơn. Nếu tỉnh có nhiều KCN thì lao động Nghệ An, nhất là lao động phổ thông sẽ trở về. Trở ngại lớn nhất đối với lao động khi trở về là mức thu nhập trên địa bàn còn khá thấp so với các tỉnh từ 1-1,5 triệu đồng/tháng (bình quân thu nhập lao động Nghệ An năm 2020 là 5,8 đến 6,0 triệu/tháng). Tại các tỉnh, ngoài tiền lương, lao động làm việc ngoại tỉnh thường được doanh nghiệp hỗ trợ, ưu đãi khi thuê nhà ở tập thể công nhân, xe bus đưa đón…

Nguồn từ Phòng Lao động tiền lương, Sở LĐ-TB&XH

Nghệ An đón lao động xuất khẩu trở về do đại dịch Covi-19 năm 2020. Ảnh Tư liệu

Ông Trần Phi Hùng - Trưởng phòng Việc làm, Sở LĐ-TB&XH tỉnh cho biết thêm: Từ ngày 10/6 đến nay, Nghệ An đã đón 2 đợt lao động từ tỉnh Bắc Giang trở về, số lượng khoảng 1.400 người. So với ban đầu tỉnh Bắc Giang đề xuất Nghệ An đón 2.200 lao động, hiện nay, một số doanh nghiệp đã tiếp nhận lao động trở lại làm việc nên chỉ có khoảng 1.500 lao động trở về.

Lấy mẫu test nhanh phòng Covid-19 cho lao động trở về từ tỉnh Bắc Giang sau khi đón tại thị xã Hoàng Mai trước khi về quê cách ly tại nhà. Ảnh: Thành Cường

Để đảm bảo an toàn phòng dịch và thu hút lao động ở lại quê hương làm việc và ổn định cuộc sống, tỉnh phải thu hút được thêm dự án đầu tư, sử dụng nhiều lao động; đồng thời cần có các chính sách khuyến khích doanh nghiệp cải thiện thu nhập cho người lao động nội tỉnh bằng với mức bình quân chung cả nước, hiện dao động từ 7,5 - 8,5 triệu đồng/tháng. 

Thời gian tới, cùng với xây dựng kịch bản đón lao động trở về quê, tỉnh cần có chính sách động viên nhà đầu tư, doanh nghiệp xây dựng nhà xưởng cần gắn với đảm bảo an sinh xã hội như bố trí nhà ở xã hội, ký túc xá cho công nhân hoặc tổ chức xe đưa đón công nhân ở xa đến nhà máy, cơ sở sản xuất làm việc để vừa an toàn lại vừa đảm bảo phòng dịch trong trạng thái bình thường mới./.