Trước đó, sáng 17/4, khi có 1 con lợn bị chết và 3 con lợn bị ốm, ông Tòng đã báo với chính quyền địa phương và cơ quan thú y.

Nhận được tin báo, cán bộ thú y huyện Quỳ Châu đã đến kiểm tra đàn lợn. Quá trình kiểm tra lâm sàng cho thấy, đàn lợn ốm, chết có biểu hiện sốt cao, tiêu chảy, xuất huyết... Cơ quan chức năng đã tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm để gửi đi xét nghiệm dịch tả lợn châu Phi.

bna_tieu_huy_lon_trong_dem_1741232991_1842019.jpgCơ quan chức năng tiêu hủy đàn lợn bị dịch tả châu Phi trong đêm 17/4. Ảnh: Kế Kiên
Kết quả xét nghiệm trong chiều 17/4 cho thấy, lợn tại nhà ông Tòng dương tính với dịch tả lợn châu Phi. Tối cùng ngày, huyện Quỳ Châu đã tổ chức tiêu hủy đàn lợn với tổng đàn 10 con, trong đó gồm 1 con lợn nái và 9 con lợn con.

Ngay sau khi có kết quả dương tính, huyện đã lập 3 chốt kiểm dịch ngay tại xóm Quỳnh 2, xã Châu Bình để kiểm soát động vật và phương tiện ra vào vùng dịch. Bên cạnh đó, huyện đã chỉ đạo các địa phương  nâng cao tinh thần phòng chống dịch, nhất là các xã lân cận với Châu Bình như Châu Hội, Châu Nga, thị trấn...

Ông Lê Hải Lý - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Quỳ Châu 

Để ngăn chặn dịch bệnh, UBND huyện Quỳ Châu đã chỉ đạo trong thời gian có dịch sẽ tạm dừng các hoạt động mua bán, vận chuyển lợn ra, vào vùng dịch.

Huyện Quỳ Châu tiêu hủy lợn bị dịch tả châu Phi. Ảnh: Kế Kiên
Huyện Quỳ Châu hiện có trên 27.000 con lợn. Trước thời điểm xảy ra dịch, huyện đã được cấp trên 100 lít hóa chất để phòng trừ dịch bệnh. Hiện nay, Chi cục Thú y đã cấp  thêm 72 lít hóa chất cho Quỳ Châu tăng cường dập dịch. Huyện cũng đã trích kinh phí để mua thêm 60 lít hóa chất và 10 tấn vôi bột phân bổ cho các xã phòng, chống dịch.
 
Châu Bình là cửa ngõ của huyện Quỳ Châu đã xảy ra dịch tả lợn châu Phi. Đồ họa: Lâm Tùng