Dự lớp có đại diện lãnh đạo Trung tâm NaPc, đại diện các Học viện đào tạo Doanh nhân (MVVA) từ 2 điểm cầu Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, các hiệp hội doanh nghiệp doanh nhân và gần 150 doanh nghiệp trên địa bàn.

img_95848724811_1372021.jpgÔng Hoàng Vĩnh Trường - Phó Giám đốc Trung tâm NAPC phát biểu khai mạc với các chuyên gia dự khai giảng lớp tập huấn, hội thảo về chuyển đổi số cho doanh nghiệp Nghệ An. Ảnh: Nguyễn Hải

Khai mạc lớp hội thảo trực tuyến, đại diện Trung tâm NaPc một lần nữa nêu lại tính cấp thiết và hiệu quả thiết thực của việc ứng dụng chuyển đổi số của doanh nghiệp.

Hiện nay, xu thế chuyển đổi số, mua bán online đã trở thành phổ biến và tất yếu, chính vì vậy, bằng các kinh nghiệm, giải pháp bán hàng của mình, các chuyên gia về chuyển đổi số của Học viện MVVA và các sàn thương mại điện tử, chuyển đổi số thành công như sàn Alibaba sẽ truyền đạt, giải đáp các thắc mắc liên quan đến quá trình chuyển đổi số do doanh nghiệp, doanh nhân Nghệ An đặt ra.

Theo các chuyên gia, dù các khách hàng đến chợ, siêu thị mua hàng nhưng cũng có thể thay đổi quyết định vào phút chót nếu mạng xã hội quảng cáo, tiếp thị thì sẽ chuyển sang mua bán online tốt. Ảnh: Nguyễn Hải

Trong vòng 1 buổi, các chuyên gia đến từ 2 điểm cầu Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã giải đáp cặn kẽ về nội dung và ý nghĩa thiết thực của kinh doanh trên sàn thương mại điện tử và maketting số, cách thức sử dụng các công cụ mạng xã hội như Google, Titox, zalo, facebook…

Thách thức đối với kinh doanh truyền thống ở chỗ ngay cả khi trực tiếp “mắt nhìn, tay sờ” sản phẩm tại cửa hàng, siêu thị thì khách hàng vẫn có thể thay đổi quyết định mua thông qua qua việc so sánh cùng mã sản phẩm nhà bán hàng rẻ hơn để lựa chọn; các nhà mạng biết sử dụng thuật toán “bắn tỉa” nhiều cấp độ, chỉ cần khách hàng vào giỏ hàng các sàn thì thông tin giới thiệu, quảng cáo sản phẩm liên tục xuất hiện hoặc xuất hiện thu hút bằng giảm giá… Nhờ tận dụng tốt sàn Thương mại điện tử, Bắc Giang đã bán gần hết sản lượng vải thiều vụ vừa qua dù bị dịch Covid-19 bủa vây.

Giới thiệu sản phẩm nông sản của doanh nghiệp trên sàn Thương mại điện tử để khách hàng lựa chọn. Ảnh: N.H

Tại hội thảo, từ kinh nghiệm và trải nghiệm của mình, chuyên gia đến từ Học viện MPV và sàn Thương mại điện tử Alibaba Việt Nam đưa ra 5 bước đúc kết để đưa doanh nghiệp lên Online.

Bước 1: Xác định chân dung khách hàng và bên cạnh kênh quảng cáo, giới thiệu sản phẩm chung, cần sử dụng chiến thuật “bắn tỉa” nhiều cấp độ;

Bước 2: Xây dựng doanh nghiệp, cửa hàng của mình trên môi trường số bằng các phần mềm, hệ sinh thái số và các từ khóa tìm kiếm phù hợp;

Bước 3: Thiết kế nội thất cho doanh nghiệp cửa hàng Online, trong đó có các gian hàng phải bắt mắt để thu hút sự quan tâm của khách hàng;

Bước 4: Chọn kênh tiếp thị gồm nhiều kênh như sàn Thương mại điện tử, mạng xã hội, hiển thị, tin nhắn email hay SMS, chương trình tiếp thị liên kết…; bước cuối cùng là lên kế hoạch hành động.

Các phương thức tiếp thị, quảng bá, giới thiệu sản phẩm trên mạng xã hội của các DN chuyển đổi số. Ảnh: N.H
Theo các chuyên gia, trong vòng gần 10 năm lại đây, doanh thu của Việt Nam trên mạng xã hội đã tăng nhanh, từ 4 tỷ USD năm 2012 lên 12 tỷ USD năm 2019 và dự kiến đến 2025 là 43 tỷ USD. Thương mại điện tử và quảng cáo trực tuyến tại nước ta cũng tăng nhanh, tăng trưởng từ 30-50% mỗi năm.