Đến nay, Nghệ An có 515 HTX Nông nghiệp, trong đó, số HTX thành lập mới năm 2018 là 46 HTX. Số HTX hoạt động hiệu quả là 203 HTX, 164 HTX hoạt động trung bình và số HTX hoạt động yếu kém là 48 HTX. Hoạt động của các HTX đã đóng góp tích cực trong giúp nông dân tổ chức sản xuất theo hướng hiệu quả và nhu cầu của thị trường...
Tuy nhiên, hoạt động của các HTX vẫn chưa có sự thay đổi lớn về chất, nhiều HTX vẫn trong tình trạng khó khăn, yếu kém kéo dài; HTX có tổ chức sản xuất hàng hóa chưa nhiều, đa số thành viên vẫn đang phải tự tìm nơi tiêu thụ sản phẩm...
Thực hiện chủ trương của Chính phủ, Nghệ An phấn đấu đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh có 500 HTX nông nghiệp hoạt động hiệu quả; phát triển thêm 15 - 20 HTX ứng dụng CNC trong nông nghiệp để đến năm 2020 có khoảng 30 - 35 HTX ứng dụng CNC. HTX Nông nghiệp dịch vụ xã Diễn Phong, huyện Diễn Châu tổ chức liên kết với doanh nghiệp sản xuất ớt cay xuất khẩu. Ảnh: Phú Hương
Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận nhiều giải pháp, trong đó tập trung vào công tác tuyên truyền về Luật HTX, giới thiệu các mô hình HTX kiểu mới điển hình, đẩy mạnh đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ nhà nước về quản lý HTX; tăng cường, phổ biến, hỗ trợ, giúp đỡ các HTX tiếp cận và thụ hưởng các chính sách của nhà nước cũng như huy động nguồn lực hỗ trợ có hiệu quả cho các HTX nông nghiệp; tiếp tục đẩy mạnh bồi dưỡng để nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ quản lý HTX và thành viên HTX.