Trước đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Huỳnh Thanh Điền đã ký Quyết định số 4662/QĐ-UBND về việc phê duyệt thuyết minh Đề tài KHCN "Nghiên cứu bổ sung giống cam mới vào danh mục giống cam được bảo hộ chỉ dẫn địa lý Vinh và mở rộng phạm vi bảo hộ chỉ dẫn địa lý "Vinh" cho sản phẩm cam quả trên địa bàn tỉnh".
Nghệ An: Khảo sát, mở rộng chỉ dẫn địa lý cam Vinh ở 5 huyện ảnh 1
Người trồng cam ở xã Yên Khê, huyện Con Cuông mong muốn được nhà nước công nhận vùng chỉ dẫn địa lý cam Vinh để sản phẩm cam có thương hiệu. Ảnh: Xuân Hoàng
Trong quá trình khảo sát, phân tích, đối với cây cam, sẽ phân tích mẫu đất trồng cam theo quy định 16 chỉ tiêu lý, hóa học đặc trưng: Độ ẩm, thành phẩm cơ giớ, PH, OC, N... Đối với quả cam, các chỉ tiêu phân tích: Hình thái, cảm quan, chất lượng, hàm lượng đường, Vitamin C, A xít, Brix, nước.

Theo đó, các địa phương có nhiều diện tích cam sẽ được điều tra, khảo sát để mở rộng bảo hộ chỉ dẫn địa lý cam Vinh gồm: Yên Thành, Thanh Chương, Anh Sơn, Con Cuông, Tân Kỳ. Cùng đó, giống cam Valenxia (V2) được đề xuất bổ sung vào danh mục giống cam được bảo hộ chỉ dẫn địa lý Vinh.

Cách đây hơn 10 năm, theo Quyết định số 386/QĐ-SHTT ngày 31/5/2007 của Cục Sở hữu trí tuệ về Cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cam Vinh thì chỉ có 5 huyện: Tân Kỳ, Quỳ Hợp, Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Nghĩa Đàn, với diện tích hơn 1.681 ha. Có 3 giống cam được bảo hộ chỉ dẫn địa lý cam Vinh: Xã Đoài, Vân Du, Sông Con.
Hiện nay, diện tích cam của Nghệ An đã có 5.000 ha./.