Thực hành máy bơm nước chữa cháy tàu cá. Clip: Việt Hùng

Ông Nguyễn Văn Ước - Chủ tịch UBND xã Tiến Thủy cho biết: Trước đây đã xảy ra một số vụ cháy tàu, do không có máy bơm nước chuyên dụng nên bà con phải mất rất nhiều thời gian để múc nước, đấu nối máy bơm gia đình kéo vòi lên tàu để chữa cháy nhưng không hiệu quả. Khi xe chữa cháy tới thì ngọn lửa đã lan rộng, tàu bị ngọn lửa thiêu rụi. Được trang bị 2 máy bơm này sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực cho địa phương trong ứng cứu các vụ cháy tàu. Xã phân công các thành viên Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở tại bến neo đậu tàu thuyền Sông Hàu khi phát hiện có cháy, nổ trên tàu sẽ vận hành chiếc máy bơm này để khống chế đám cháy.

Huyện Quỳnh Lưu có gần 1.200 phương tiện tàu thuyền, trong đó có hơn 700 tàu công suất trên 90 CV trị giá mỗi tàu hàng tỷ đồng, nếu xảy ra sự cố cháy tàu, thiệt hại là rất lớn. Đặc biệt, trong năm 2019, tại cảng Lạch Quèn, xã Tiến Thủy (Quỳnh Lưu) liên tiếp xảy ra 2 vụ cháy tàu cá của ngư dân xã Sơn Hải, Quỳnh Nghĩa gây thiệt hại nhiều tỷ đồng. Nguyên nhân vụ cháy tàu xác định là do chập điện.
Xã Tiến Thủy (Quỳnh Lưu) được hỗ trợ 2 máy bơm nước chuyên dụng để chữa cháy cho tàu cá. Ảnh: Việt Hùng

Để hạn chế thiệt hại về người và tài sản trên tàu, huyện Quỳnh Lưu hỗ trợ 4 xã vùng biển Tiến Thủy, Quỳnh Nghĩa, Sơn Hải, Quỳnh Thuận, mỗi xã 2 máy bơm với tổng giá trị 600 triệu đồng. Hiện nay, xã Tiến Thủy được trang bị đầy đủ 2 máy, các xã còn lại mỗi xã 1 máy và đang tiếp tục cân đối ngân sách để trang bị thêm.

Ông Bùi Xuân Trúc – Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện Quỳnh Lưu

Được biết, chiếc máy bơm nước di động sử dụng nhiên liệu xăng để hoạt động, khi có đám cháy, máy có thể lấy nước từ biển lên hoặc từ các con sông gần đó để phun vào đám cháy. Công suất hoạt động của máy từ 40 - 45 m3 nước/giờ, nước từ vòi phun ra có thể vượt quá con tàu nên cơ hội khống chế ngọn lửa bùng phát là rất cao./.