Tổng dư nợ của các tổ chức tín dụng trên địa bàn ước đạt 173.479 tỷ đồng, so với đầu năm tăng 22.890 tỷ đồng, bằng 15,2% đạt mức kế hoạch đề ra (kế hoạch đề ra mức tăng trưởng dư nợ khoảng 15 - 20%).

bna_dohoavietphuong552806_23122018.jpgĐồ họa: Việt Phương

Cơ cấu tín dụng tiếp tục được tập trung đầu tư cho sản xuất, chú trọng đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Trong đó: Dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn ước đạt gần 74.424 tỷ đồng, tăng 16,3% so với đầu năm. Dư nợ cho vay đối với các đối tượng chính sách qua Ngân hàng chính sách xã hội ước đạt 7.720 tỷ đồng, tăng 7,2% so với đầu năm. Cho vay xuất khẩu ước đạt 2.240 tỷ đồng, so với đầu năm tăng 14,9%. Dư nợ cho vay gói hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết 02/NQ-CP ước đạt 330 tỷ đồng, so với đầu năm giảm 13,2%. Dư nợ cho vay đóng tàu theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP ước đạt 780 tỷ đồng, so với đầu năm giảm 6,1%.

Khách hàng giao dịch vay vốn tại một ngân hàng trên địa bàn thành phố Vinh. Ảnh Việt Phương

Dư nợ cho vay các dự án lớn của tỉnh (vốn đầu tư từ 100 tỷ trở lên) mà ngân hàng đang tài trợ: Hiện có 49 dự án lớn của tỉnh hiện đang được 18 ngân hàng trên địa bàn cho vay, với tổng số tiền cam kết tài trợ hơn 30.414 tỷ đồng; đã giải ngân 25.060 tỷ đồng, dư nợ là 18.077 tỷ đồng.

Năm 2018, nguồn vốn huy động tại địa bàn ước đạt 123.552 tỷ đồng, so với đầu năm tăng 16.115 tỷ đồng, bằng 15%.