• Tháng 1 - tháng giáp Tết Nguyên đán năm 2018, thị trường hàng hóa trên địa bàn tỉnh tháng qua đã sôi động, lượng hàng, lượng mua tăng so với tháng trước.

    Nhưng nguyên nhân chính dẫn đến CPI tháng này tăng là do dịch vụ khám sức khỏe tại các cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh điều chỉnh tăng tới 29,3% theo lộ trình quy định tại Thông tư 02/2017/TT-BYT  đã đẩy nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 21,79%.

    bna_hanghoathitruongtetphongphuanhvietphuong1249204_3012018.jpgThị trường hàng hóa Tết phong phú. Ảnh: Việt Phương

    Có 8/11 nhóm hàng hóa dịch vụ tăng so với tháng trước nhưng mức tăng thấp, cụ thể: Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,33% (trong đó, lương thực tăng 1,28%, thực phẩm tăng 0,18%, ăn uống ngoài gia đình tăng 0,09%); đồ uống và thuốc lá tăng 0,21%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,36%; nhà ở, điện nước, chất đốt, vật liệu xây dựng tăng 0,93%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,47%; giao thông tăng 0,60%; văn hóa giải trí và du lịch tăng 0,06%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,22%.

    Trong tháng có 01 nhóm hàng đứng giá là bưu chính viễn thông và 01 nhóm giảm giá là giáo dục giảm 0,11% so với tháng trước.

  • Đồ họa: Hữu Quân

    Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 1/2018 ước đạt 5.306 tỷ đồng, tăng 9,6% so với tháng 1/2017, trong đó tổng mức bán lẻ hàng hóa tháng ước đạt 4.344 tỷ đồng, tăng 8,97% so với tháng 1/2017.

    Theo đánh giá của Sở Công thương, nhu cầu tiêu dùng các tháng trước trong và sau Tết Nguyên đán tăng khoảng 30-40% so với các tháng khác, tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt trên 4.500 tỷ đồng/tháng.