Bảo vệ môi trường, phúc lợi nhân dân là yêu cầu phải được đặt lên hàng đầu

“Từ kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh của một số nền nông nghiệp phát triển trên thế giới như Mỹ, Hà Lan, Israel, Ấn Độ, Thái Lan… cho thấy, muốn nâng cao được giá trị hàng nông sản Việt Nam thì trước tiên, trong tư duy cần xác định rõ: Phát triển các dự án phải dựa trên việc đánh giá, nắm bắt đúng nhu cầu của thị trường cần, đồng thời dựa vào đặc thù của vùng miền, phát huy được lợi thế địa phương.
Đặt lên hàng đầu yêu cầu bảo vệ môi trường, bảo vệ phúc lợi nhân dân, đưa ra được hàng hóa chất lượng cao, có giá trị gia tăng lớn và thân thiện với môi trường” - Tiến sỹ Đặng Kim Sơn khẳng định. Trong tư duy, cũng cần phải nhận thức đúng và đầy đủ về vai trò của vấn đề áp dụng công nghệ cao một cách đồng bộ; tổ chức đầu tư sản xuất với quy mô đủ lớn, tiến hành cơ giới hóa hoàn chỉnh, giảm giá thành, tăng năng suất lao động.
bna_ong_son__th770780_2752020.jpgTiến sỹ Đặng Kim Sơn phát biểu tại Hội thảo khoa học “Cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc xác định cây, con chủ lực của tỉnh Nghệ An” diễn ra ngày 26/5 vừa qua. Ảnh: Lâm Tùng

Nghệ An cần xây dựng các vùng nguyên liệu nông nghiệp lõi, áp dụng công nghệ cao, bảo vệ cảnh quan, liên kết với vùng sản xuất của nông dân xung quanh. Doanh nghiệp đóng vai trò dẫn dắt, kết hợp với sức mạnh của người dân để tạo ra mối quan hệ sản xuất bền chặt. Đồng thời đầu tư các nhà máy chế biến sâu, công nghệ hiện đại, sản phẩm tổng hợp, nằm giữa làm hạt nhân cho các vùng chuyên canh nông nghiệp, kết nối nông dân với chế biến và doanh nghiệp để gắn sản xuất với thị trường.

Có giải pháp khép kín chuỗi giá trị gia tăng, đưa sản phẩm từ sản xuất đến thị trường, đưa vào chuỗi bán lẻ và đối tượng tiêu dùng cuối cùng để tạo ra giá trị thặng dư lớn, tạo uy tín thương hiệu, tạo ra được các mối quan hệ liên kết để tạo lập được thị trường hàng hóa ổn định. 

BAC A BANK vinh dự nhận giải thưởng Ngân hàng tiêu biểu về Tín dụng xanh năm 2019. Ảnh: P.V

Hạn chế các dự án khai thác tài nguyên, khoáng sản

“Chúng tôi rất mong muốn Trung ương và địa phương tập trung quy hoạch các vùng sản xuất, ngành, lĩnh vực phù hợp với điều kiện, lợi thế, năng lực địa phương, tránh chồng chéo và lãng phí” - Tiến sỹ Đặng Kim Sơn bày tỏ tại hội thảo.

Tiến sỹ Kim Sơn cũng mong muốn, chính quyền đóng vai trò bà đỡ, cầu nối để liên kết doanh nghiệp và nông dân, HTX; lắng nghe, hòa giải những vướng mắc phát sinh trong sản xuất kinh doanh. Đồng thời khuyến khích bằng các chính sách cụ thể những dự án sử dụng công nghệ cao, quy mô lớn nhằm phát huy tốt tiềm năng, thế mạnh của địa phương, trong đó ưu tiên các dự án phục vụ dân sinh, sản xuất nông, lâm ngư nghiệp, chế biến và du lịch; hạn chế các dự án khai thác tài nguyên, khoáng sản.

Địa phương cũng cần tạo điều kiện để các doanh nghiệp tiếp cận được quỹ đất công hợp lý và hưởng các chính sách ưu đãi của nhà nước để xây dựng vườn ươm, vườn giống, trại giống, vườn giới thiệu KHCN. Đặc biệt đối với đất rừng sản xuất, cần có các giải pháp sáng tạo linh hoạt để doanh nghiệp có điều kiện thực hiện sản xuất dược liệu dưới tán rừng, phát triển du lịch sinh thái, tổ chức nông lâm kết hợp…

Cần có các giải pháp, chính sách thu hút, trợ giúp nông dân và HTX tham gia chuỗi liên kết, cả về cơ sở hạ tầng phát triển vùng chuyên canh, KHKT. Đẩy mạnh phối hợp để xây dựng cơ sở hạ tầng nhất là giao thông, thủy lợi cho các vùng chuyên canh, nhất là các vùng lõi để tạo hiệu ứng lan tỏa ứng dụng KHCN, tạo vùng an toàn sinh học, vùng áp dụng tiêu chuẩn nông sản.
Xây dựng hệ thống mã số vùng trồng, mã số đơn vị chế biến, truy xuất nguồn gốc nông sản. Minh bạch hóa thông tin thành phần nông sản, bảo vệ người tiêu dùng./.