Theo đó, về thiệt hại ban đầu, qua báo cáo nhanh của 21/21 huyện, thành, thị và các đơn vị, Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và TKCN tỉnh tổng hợp thiệt hại đến 16 giờ ngày 20/7/2018 như sau:
Về người: bị thương 1 người.
Nhà và tài sản: sập 14 nhà; bị cuốn trôi 1 nhà; bị sạt lở 73 nhà; phải di dời 9 nhà; hư hỏng 10 nhà; tốc mái 6 nhà.
Giáo dục: 14 điểm trường bị ảnh hưởng; 14 điểm; 3 phòng học bị hư hỏng; hư hỏng 1 nhà bếp trường; sập 245 m tường rào; tốc 150 m2 mái tôn.
Nông, lâm nghiệp: ngập 14.360,0 ha lúa và 6.744,1 ha ngô, rau màu các loại; ngập 1.466,6 ha cây trồng hàng năm; 1.688 ha cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm; đổ gãy 141ha rừng.
Chăn nuôi: thiệt hại 33 con gia súc (trâu, bò, nghé, lợn); 3.190 con gia cầm.
Thủy sản: ngập 2.943,3 ha.
Giao thông:sạt lở 36,186 km, bồi lấp 11.168,8 m3 đường giao thông địa phương; 3 cầu bị cuốn trôi, hư hỏng 8 cầu; 6 cầu tạm bị trôi, hư hỏng; 6 tràn bị trôi, hư hỏng.
Thủy lợi: đê biển bị xâm thực có nguy cơ vỡ: 350 m; đê sông bị lở, hư hỏng: 500 m; kè bị sạt lở, hư hỏng: 1.134 m; kênh nội đồng bị vỡ 10 m; kênh mương bị sạt lở, trôi: 19,495 km ; kênh mương bị bồi lấp 32.541 m3; hồ, đập bị hư hòng, rò rỉ, sạt lở: 14 cái, vỡ 1 cái; trôi 3 đập tạm; sạt lở 850m bờ sông; hư hỏng 255 cống nội đồng; trạm bơm bị bùn đất vùi lấp nhà trạm, bể hút: 3.900 m3
Công nghiệp: đổ gãy 83 cột điện; cháy 1 máy truyền thanh do sét đánh
Những công việc trọng tâm tỉnh đã, đang triển khai: Tổ chức trực ban nghiêm túc, theo dõi sát diễn biến của mưa lũ, tăng cường thông tin đến các cấp chính quyền và người dân;
Theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ sau bão để chủ động sơ tán, di dời dân cư ở vùng thấp trũng ven biển, cửa sông vùng có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, vùng hạ du các hồ đập theo các kịch bản đã xây dựng trong phương án phòng chống thiên tai của tỉnh và địa phương để đảm bảo an toàn về người và tài sản.
Thống kê các thiệt hại do bão, mưa lũ gây ra. Tập trung xử lý ách tắc giao thông do mưa gây sạt lở. Hướng dẫn giao thông, đảm bảo an toàn cho người khu vực bị ngập, tràn qua suối, bến đò ngang.
Thăm hỏi các gia đình bị thiệt hại, giúp đỡ nhân dân tu sửa nhà cửa, ổn định đời sống, vệ sinh môi trường, tiêu độc khử trùng, phòng chống dịch bệnh.
Triển khai phương án đảm bảo an toàn đê điều, hồ đập đặc biệt đối với các công trình đang thi công, các sự cố đã xảy ra năm 2017.
Kiểm tra an toàn và vận hành công trình trong các hệ thống thủy nông, chủ động tiêu úng phù hợp với tình hình của từng địa phương; có phương án giữ nước để phục vụ sản xuất Hè Thu.
Các cơ quan thường trực cứu hộ cứu nạn: Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh,... sẵn sàng phương tiện, lực lượng để làm nhiệm vụ cứu hộ cứu nạn.
Các thành viên Ban chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh theo chức năng nhiệm vụ được giao xuống các cơ sở chỉ đạo công tác ứng phó và khắc phục hậu quả bão, mưa lũ.