5 địa phương mới xuất hiện dịch bệnh nguy hiểm này bao gồm: Quỳ Hợp, Cửa Lò, Nam Đàn, Thanh Chương và Quế Phong.
Trước đó, có 12 địa phươngđã có trâu, bò nhiễm bệnh bao gồm: Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Nghĩa Đàn, Anh Sơn, Diễn Châu, Tân Kỳ, Quỳnh Lưu, TX Hoàng Mai, TX Thái Hòa, Quỳ Châu, Đô Lương và TP.Vinh.
bna_lay_mau2794884_142021.jpgLực lượng chức năng xã Nghi Đức, TP.Vinh lấy mẫu bệnh phẩm bò nghi nhiễm dịch viêm da nổi cục. Ảnh: Q.A

Như vậy, tính đến 1/4/2021, dịch viêm da nổi cục đã xảy ra trên diện rộng với 17/21 địa phương có dịch, chỉ còn 4 huyện chưa xuất hiện dịch này là: Tương Dương, Kỳ Sơn, Con Cuông và Yên Thành. Tổng số trâu, bò mắc bệnh là 668 con ở 481 hộ chăn nuôi.

Các huyện có ổ dịch nhiều bao gồm: Diễn Châu, Nghi Lộc (14 ổ dịch/huyện); Nghĩa Đàn 10 ổ dịch, Đô Lương 9 ổ dịch. Một số ổ dịch có tổng số con mắc bệnh nhiều, diễn biến phức tạp như xã Vĩnh Sơn (Anh Sơn), phường Quỳnh Xuân (T.X Hoàng Mai)...
Người dân cần tăng cường dọn vệ sinh, diệt côn trùng tại chuồng trại để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Ảnh: Q.A

Được biết, các ổ dịch phát sinh chủ yếu từ các hộ chăn nuôi chưa được tiêm vắc-xin phòng dịch viêm da nổi cục, không thường xuyên khử trùng tiêu độc bằng hóa chất đặc hiệu diệt côn trùng, muỗi, ve, mòng. Do đó, hiện Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh đang chỉ đạo các địa phương gấp rút đăng ký để tiêm vắc-xinviêm da nổi cục trên diện rộng.

Đối với những con trâu, bò đã nhiễm bệnh, người dân cần báo với cơ quan thú y để có hướng dẫn điều trịcụ thể, tuyệt đối không giấu dịch. Các địa phương cần tăng cường kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời những hành vi giết mổ, bán tháo thịt trâu, bò nhiễm bệnh ra thị trường./.