10 năm thực hiện tổ chức Hội nghị Gặp mặt các nhà đầu tư đầu xuân (2009 -2018) cũng là quãng thời gian dòng vốn đầu tư đổ vào Nghệ An nhiều nhất từ trước tới nay. Chỉ tính riêng năm 2017, toàn tỉnh đã cấp mới cho 176 dự án với tổng số vốn đăng ký đầu tư 14.561 tỷ đồng.
Thu hút đầu tư góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Giảm tỷ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp từ 28% năm 2009 xuống còn 22,2% năm 2017, và tăng tỷ trọng ngành dịch vụ từ 37% năm 2009 lên 47,3% năm 2017.
Một số dự án đã đi vào hoạt động hiệu quả như: Dự án chăn nuôi và chế biến sữa quy mô công nghiệp tập trung TH, vốn đầu tư 1,2 tỷ USD; Dự án trồng rau và hoa trong nhà kính, vốn đầu tư 2.423 tỷ đồng, quy mô diện tích 520 ha; Dự án Nhà máy gỗ Nghệ An, vốn đầu tư 1.896 tỷ đồng; Dự án Khu công nghiệp, đô thị và dịch vụ VSIP Nghệ An 15,2 triệu USD; Tổ hợp khách sạn, khu vui chơi giải trí và biệt thự nghỉ dưỡng Vinpearl Cửa Hội 900 tỷ đồng Khu công nghiệp WHA Hemaraj với tổng mức đầu tư khoảng 1 tỷ USD;Trung tâm công nghiệp thực phẩm miền Bắc tại Nghệ An 1.200 tỷ đồng...
Ngoài ra còn có Nhà máy Bia Sài Gòn - Sông Lam và nhà máy bao bì Sabeco; Khách sạn Dầu khí Phương Đông ;Nhà máy sản xuất linh kiện, thiết bị, điện tử viễn thông Hitech BSE Việt Nam, trạm nghiền xi măng Nghi Thiết của Tập đoàn The Vissai...
Thu hút đầu tư giai đoạn này làm tăng thu ngân sách tỉnh, bình quân mỗi năm tăng hơn 1.000 tỷ đồng; từ 3.436 tỷ đồng năm 2009 lên 12.030,7 tỷ đồng năm 2017. Thu nhập bình quân đầu người tại Nghệ An đạt 29 triệu đồng.
Bình quân hàng năm đã thu hút được hơn 14.000 lao động, đưa tổng số lao động được giải quyết việc làm trên toàn tỉnh đạt từ 26.000 - 27.000 người.